Gãy xương khiến người bị đau đớn và có thể gặp nhiều biến chứng. Vì vậy, cần sớm nhận biết các dấu hiệu gãy xương để phòng tránh tối đa những nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời, giúp người bệnh mau chóng hồi phục và lấy lại khả năng vận động.
1. Các dấu hiệu gãy xương bạn cần biết
Thực tế, dấu hiệu gãy xương có thể khác nhau tùy vào cơ địa, độ tuổi, sức khỏe của mỗi người. Bên cạnh đó, vị trí gãy xương khác nhau thì dấu hiệu cũng không giống nhau. Tuy nhiên, sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:
-
Tay, chân có hiện tượng biến dạng.
-
Vùng xương bị chấn thương xuất hiện vết bầm tím và bị sưng, đau.
-
Cảm giác đau ở vùng xương chấn thương sẽ rất dữ dội khi người bị di chuyển hoặc đè ép lên vị trí đó.
-
Vùng bị chấn thương mất chức năng. Khả năng chịu lực lên tay, chân, cổ chân suy giảm nặng nề.
-
Trường hợp chấn thương hở, thậm chí có thể nhìn thấy đầu xương lộ ra bên ngoài.
Các dấu hiệu gãy xương cơ bản là bầm tím, sưng đau, khó khăn khi cử động, vận động
2. Gãy xương dẫn đến những biến chứng nào?
Nếu không sớm nhận biết các triệu chứng chắc chắn gãy xương và điều trị kịp thời thì người bị có thể gặp những biến chứng nguy hiểm sau:
2.1. Bị sốc và ngất
Trường hợp gãy xương kèm theo đau và chảy máu, người bị có thể bị sốc và ngất. Chẳng hạn, gãy xương chậu thường kéo theo mất 1,5 lít máu. Gãy xương đùi có thể mất 1 lít máu. Trong những trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Tâm lý yếu dẫn đến ngất xỉu
>>> Xem thêm: #Bong Gân Chân: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
2.2. Cơ quan nội tạng bị tổn thương
Biến chứng này thường gặp khi bị gãy xương sọ hoặc xương sườn. Đối với xương sọ, người bị có thể rơi vào những tình huống cực kỳ nguy hiểm như dập não, xuất huyết não. Còn khi bị gãy xương sườn thì có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, phổi,…
Người bị gãy xương sẽ rất đau đớn, thậm chí là sốc và ngất
2.3. Mạch máu và thần kinh bị tổn thương
Song song với tổn thương cơ quan nội tạng, gãy xương có thể ảnh hưởng đến thần kinh và mạch máu. Nếu không nhận biết dấu hiệu gãy xương và được điều trị, người bị có thể đánh mất chức năng các chi, hay nghiêm trọng là cắt cụt chi.
Ngã xuống va đập mạnh dẫn đến động dây thần kinh
2.4. Rối loạn tăng trưởng và phát triển xương
Biến chứng này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi các bé bị gãy xương dài ngay tại vị trí đầu xương. Tình trạng này có thể gây rối loạn quá trình tăng trưởng và phát triển của xương. Sau này, bé có thể bị thấp còi hoặc gặp nhiều vấn đề khi đi lại.
Gãy xương dẫn đến rối loạn và khó phát triển
Để muốn xương phát triển đều đặn lại thì cần phải có một thoái quen đó là mỗi ngày ngồi nghỉ ngơi ghế massage 15-20 phút mỗi ngày để xương nhanh chóng phục hồi.
3. Chẩn đoán và cách điều trị gãy xương
3.1. Chẩn đoán gãy xương
Sau khi có các dấu hiệu gãy xương nói trên, người bị cần được sơ cứu tại chỗ và đưa đến bệnh viện. Tai đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng các triệu chứng cơ năng và thăm khám thực thể.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán hình ảnh bằng các phương pháp chụp X-quang, chụp cộng hưởng, chụp CT. Những phương pháp này sẽ giúp phát hiện dấu hiệu chắc chắn gãy xương, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định chính xác dấu hiệu gãy xương
3.2. Điều trị gãy xương
Tùy vào vị trí xương bị gãy cũng như tình trạng gãy xương mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau.
-
Điều trị bảo tồn: Áp dụng trong những trường hợp gãy xương nhẹ, đơn giản, xương không bị di lệch hoặc di lệch không đáng kể. Ngoài ra, người đã từng bị gãy xương di lệch và trải qua phẫu thuật cũng có thể được áp dụng điều trị bảo tồn.
-
Điều trị bằng cách nẹp vải, nẹp đai Desault cho những trường hợp gãy xương chi trên.
-
Điều trị bằng cách nẹp bột, bó bột cho những trường hợp gãy chi trên và dưới.
-
Điều trị bằng băng dính cố định cho những trường hợp gãy xương đòn, xương sườn, ngón tay và chân,….
-
“Án binh bất động” với người bị gãy cắm gắn cổ xương đùi,…
-
Điều trị phẫu thuật trong trường hợp bị gãy xương nặng, hoặc các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả.
Có nhiều cách điều trị gãy xương khác nhau, tùy loại chấn thương và tình trạng, mức độ
4. Một số cách giúp xương mau liền
Song song với thực hiện các phương pháp điều trị nói trên, người bị gãy xương có thể áp dụng một số cách sau để xương mau liền.
-
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, vitamin B1.
-
Tránh xa đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, bia rượu, cà phê, trà, thuốc lá.
-
Kê cao chi bó bột trong 72 giờ để máu bơm về tim dễ dàng.
-
Giữ cho nẹp, bột luôn khô ráo và sạch sẽ, tránh bị thấm nước hay bám bẩn.
-
Nếu phần nẹp hay bó bột quá chật, gây khó chịu thì cần thông báo với bác sĩ.
-
Nếu bị ngứa chỗ điều trị gãy xương, không nên gãi nhiều và gãi mạnh.
-
Không tự ý tháo bột khi chưa đến ngày hoặc chưa có chỉ định của bác sĩ.
-
Vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật hoặc bác sĩ vật lý trị liệu.
Trên đây là những thông tin hữu ích Queen Crown giúp bạn xác định dấu hiệu gãy xương và nên làm gì để xương mau liền, tránh biến chứng. Nói chung, trong mọi trường hợp nghi ngờ gãy xương, cần và nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị hiệu quả nhất.