Bạn đã từng nghe đến cách bấm huyệt chữa cảm cúm bao giờ chưa? Nếu bạn không muốn lạm dụng thuốc kháng sinh khi đau đầu, sổ mũi, ho sốt thì có thể tham khảo ngay bài viết hướng dẫn bấm huyệt chữa cảm cúm sau đây.
1. Vì sao bấm huyệt có thể chữa cảm cúm?
Theo Y học cổ truyền, việc bấm huyệt chữa bệnh hoàn toàn có cơ sở, nếu bạn vẫn chưa biết phương pháp bấm huyệt trị cảm cúm thì nên dành thời gian tìm hiểu những bài viết chuyên sâu, sau đây là những thông tin cơ bản bạn cần nằm.
Sở dĩ có cách bấm huyệt trị cảm cúm là vì trên cơ thể của chúng ta kinh mạch kết nối với các cơ quan và mô, kinh mạch bị tắc nghẽn gây cản khí, trì trệ, đau nhức mỏi và hình thành bệnh tật. Bấm huyệt chính là một trong những tác động giúp khai thông huyệt đạo, kinh mạch, loại bỏ các tắc nghẽn và thúc đẩy lưu thông khí, nhanh chóng giúp loại bỏ khí hàn gây ra cảm lạnh cho cơ thể. Đó chính là cơ chế của bấm huyệt chữa trị bệnh cảm cúm nói riêng và cách bệnh lý khác nói chung.
>> Xem thêm: Các Dòng ghế massage Queen Crown Phổ Thông Bán Chạy Trên Thị Trường
2. Cách bấm huyệt chữa cảm cúm
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa cảm lạnh cho những người mới lần đầu tìm hiểu:
Ấn huyệt toản trúc và miết dọc sống mũi là cách cải thiện tình trạng nghẹt mũi, đau đầu của những người cảm cúm.
Huyệt toản trúc nằm ở góc mắt trong, ngay hõm đầu tiên của lông mày.
Cách thực hiện: Xoa 2 tay cho ấm lên, sau đó dùng cạnh bàn tay vào nhau cho ấm, dùng cạnh ngón trỏ miết nhẹ từ huyệt Toản trúc xuống cánh mũi khoảng 30 lần.
Giao điểm của chân cánh mũi và rãnh mũi miệng chính là huyệt nghinh hương.
Cách bấm huyệt trị cảm lạnh: Dùng hai ngón trỏ day, xoa tròn huyệt nghinh hương 2 – 3 phút sau đó thực hiện ngược lại.
Huyệt phong trì nằm ở hõm xương chẩm 2 bên cơ nổi sau cổ. Ấn xoa huyệt phong trì giúp chữa đau đầu, thư giãn cơ cổ, khu phong tán hàn
Cách thực hiện: Đan 2 tay vào sau đầu, ngón cái đặt sau gáy, dùng ngón cái ấn và miết dọc rãnh sau cổ lên xuống khoảng 20 lần. Kết hợp day nhẹ huyệt khoảng 1 phút để vị trí này được ấm lên.
Huyệt nằm ở lõm giao điểm đuôi lông mày và đuôi mắt. Bấm huyệt chữa bệnh cảm cúm, đau đầu ở huyệt này rất hiệu quả.
Cách cách bấm huyệt chữa cảm cúm: Dùng ngón tay ấn, day, xoay tròn huyệt thái dương trong khoảng 2 phút.
Bấm huyệt chữa cảm cúm bạn nên nhớ huyệt ấn đường. Vị trí huyệt này dường như ai cũng biết, nó nằm giữa hai hàng lông mày. Miết huyệt ấn đường trị chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi.
3. Trường hợp nào không nên bấm huyệt chữa cảm lạnh?
Chữa cảm cúm bằng bấm huyệt không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Cụ thể trong những trường hợp sau bạn không thực hiện bấm huyệt chữa ho cảm cúm:
- Người đang bị chảy máu, lở loét, viêm nhiễm trên da, các bệnh da liễu
- Người bị u, lao, phổi
- Người đang bị gãy xương
- Người bị cảm cúm, cảm lạnh nhưng có bị bệnh viêm ruột, dạ dày, suy tim, suy gan - thận.
4. Lưu ý khi bấm huyệt chữa cảm cúm
Ngoài ra, các lưu ý khi áp dụng cách bấm huyệt chữa cảm lạnh bạn nên biết:
- Nên thực hiện từ khi mới có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm.
- Bấm huyệt chữa bệnh cảm cúm cần thực hiện chậm rãi, điềm tĩnh, nhẹ nhàng, áp lực đủ sâu vào trong từng huyệt đạo.
- Kiên trì thực hiện bấm huyệt chữa ho cảm cúm hàng ngày để bệnh mau có sự tiến triển tốt.
- Khi massage, bấm huyệt trị cảm cúm để hiệu quả hơn nên kết hợp với dầu nóng như tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp, dầu xanh…
- Kết hợp cách bấm huyệt trị cảm cúm với chế độ ăn uống, nên ăn uống đồ ấm, tránh uống đá lạnh, dành thời gian nghỉ ngơi. Vệ sinh mũi họng thường xuyên để cải thiện đường họng, đường mũi.
Việc chọn bấm huyệt chữa cảm lạnh và cân nhắc khi nào nên áp dụng rất quan trọng. Tốt nhất, nếu muốn chọn phương pháp này bạn nên có kiến thức thật đầy đủ để không gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe nhé: https://queencrown.vn/