Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị ê đầu, và dù nguyên nhân nào thì cảm giác ê buốt, đau nhức ở vùng đầu cũng khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu. Cùng đọc bài viết dưới đây để cập nhật thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhé.
1. Biểu hiện các cơn đau đầu
Bị ê đầu hay còn gọi là bị đau đầu xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu biểu hiện của các cơn đau đầu để có sự xác định chuẩn xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.
Các biểu hiện của cơn đau đầu tùy thuộc vào loại đau đầu người bệnh gặp phải. Theo các chuyên gia có đến 150 loại đau nhức đầu khác nhau, các triệu chứng phổ biến khi bị ê đầu gồm:
- Triệu chứng đau đầu căng cơ
Triệu chứng đau đầu này người bệnh bị ê buốt, nhức đầu từ nhẹ đến vừa, cảm giác đầu bị bó, kẹp chặt rất khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện trong thời gian ngắn sẽ khỏi.
Người bệnh bị bị ê nửa đầu bên trái hoặc bên phải từ vừa đến nặng, cảm giác đau căng cứng, dồn dập còn mang đến các biểu hiện buồn nôn hoặc nôn khiến cơ thể rất mệt mỏi. Tình trạng đầu bị ê ẩm này có thể kéo dài và lặp lại thường xuyên.
Cơn đau đầu ê ẩm kéo dài này bắt đầu ở khu vực phía trong, phía sau hoặc xung quanh mắt trong vài giờ. Người bệnh có thể mắc các triệu chứng khác như chảy nước mắt, nghẹt mũi, sụp mí mắt…
=> Xem thêm: Top Loại ghế massage Queen Crown Được Ưu Chuộng Dành Cho Người Già
2. Bị ê nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?
Bị ê nửa đầu bên trái là một trong những triệu chứng bị ê đầu khá thường gặp và nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các chuyên gia cho rằng, chứng đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến chức năng não và dây thần kinh hoặc mạch máu quanh não.
Các nguyên nhân khiến đầu bên trái bị đau thường là do:
- Căng thẳng, áp lực học tập, công việc, cuộc sống
- Sử dụng các thực phẩm, thức uống có cồn, cafein
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
- Không gian sinh hoạt có ánh sáng quá lớn
- Ảnh hưởng từ tiếng ồn lớn kéo dài
- Mùi hương mạnh
Tình trạng đầu bị ê ẩm bên trái kéo dài sẽ khiến sức khỏe bị suy giảm, chất lượng học tập - làm việc cũng vì thế mà giảm sút. Nếu các cơn đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên và không có cách điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, suy giảm trí nhớ…
3. Điều trị đau đầu ê ẩm kéo dài triệt để bằng cách nào
Chứng đau nửa đầu này thường kéo dài 4 – 72 giờ, nếu sau khoảng thời gian này cơn đau vẫn tiếp tục và tái diễn bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Để chữa trị triệu chứng bị ê nửa đầu bên trái đa số người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tạm thời bằng thuốc giảm đau không kê đơn, bao gồm ibuprofen, aspirin và paracetamol (Hapacol).
Tùy vào mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc thuốc giãn cơ.
Để cải thiện tình trạng đau đầu ê ẩm kéo dài bạn có thể áp dụng các phương pháp thư giãn nhẹ nhàng như Yoga hoặc Thiền. Các biện pháp thư giãn cơ thể và tâm trí này không chỉ giúp làm giảm căng cơ mà còn giảm nguy cơ kích hoạt đau đầu rất hiệu quả.
Khi bị ê đầu bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm kích thích như caffeine, rượu và phô mai. Để phòng ngừa bệnh đau đầu bạn nên chú trọng bổ sung các vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế sử dụng những thức ăn gây hại như đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán nóng, đồ ăn nhanh…
Hy vọng rằng những kiến thức về biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa khi bị ê đầu trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Cùng Queen Crown đọc nhiều hơn các bài viết liên quan đến sức khỏe trên cùng chuyên mục để chăm sóc sức khỏe cho gia đình ngày càng tốt hơn bạn nhé!