Bong gân chân là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là với những người hay làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao. Cần sớm nhận biết các biểu hiện và hình ảnh chân bị bong gân, đồng thời có cách điều trị phù hợp để tổn thương mau hồi phục.
1. Sơ lược về bong gân chân
Bong gân chân là hiện tượng một hoặc nhiều dây chằng ở khớp cổ chân bị giãn hoặc rách (có thể là rách một phần hoặc rách toàn phần). Tùy vào chấn thương mà bong gân chân có thể nặng hoặc nhẹ, nhưng đa số đều là nhẹ.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được chủ quan khi chân bị bong gân. Bởi nếu để tình trạng diễn tiến nặng, người bệnh sẽ đau đớn và gặp khó khăn khi vận động. Nghiêm trọng hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những người có nguy cơ bị bong gân chân cao bao gồm:
-
Người có tiền sử bị bong gân chân.
-
Người thường xuyên mang giày cao gót.
-
Người chơi các môn thể thao bật nhảy, đá bóng, bóng rổ,…
-
Khuân vác đồ nặng và di chuyển trên địa hình gập ghềnh, không bằng phẳng.
Hình ảnh chân bị bong gân và đứt dây chằng cổ chân
>> Xem thêm: #Huyệt Hội Âm Là Gì? Vị Trí Và Tác Dụng Của Huyệt
2. Biểu hiện và hình ảnh chân bị bong gân
Bong gân chân xảy ra khi có lực tác động vào, dẫn đến tổn thương dây chằng. Lúc này, bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng và hình ảnh chân bị bong gân sau:
-
Khi ngoại lực tác động, ngay tại cổ chân phát ra âm thanh bất thường, kêu “rắc rắc” như tiếng bẻ khớp ngón tay.
-
Hình ảnh bong gân chân rất dễ nhận thấy, đó là vùng da quanh cổ chân bầm tím và sưng lên.
-
Người bị bong gân chân sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Nếu bị nặng, thậm chí còn không di chuyển được.
-
Bong gân chân kết hợp với tổn thương dây thần kinh và mạch máu còn khiến người bị cảm thấy như tê và liệt bàn chân.
Hình ảnh chân bị bong gân với sưng và bầm tím xung quanh
3. Những cách chữa bong gân nhanh nhất
Tùy mức độ và tình trạng mà có cách chữa bong gân phù hợp. Bạn có thể tham khảo những cách chữa bong gân nhanh nhất và hiệu quả nhất dưới đây.
3.1. Chườm lạnh
Chườm lạnh (chườm đá) để vùng chân chấn thương bớt sưng đau. Mỗi ngày chườm 2 - 3 lần/ mỗi lần 30 phút. Lưu ý là chỉ chườm lạnh, không chườm nóng, ít nhất là trong 72 tiếng sau chấn thương. Nếu không, vết sưng đau sẽ càng nghiêm trọng.
Chườm đá lạnh để giảm đau
3.2. Hạn chế vận động
Hạn chế di chuyển, vận động, ít nhất là 2 ngày đầu sau chấn thương. Thay vào đó, nghỉ ngơi tại chỗ, khuyến khích để chân cao hơn tim khi nằm. Nếu muốn đi lại, phải có người dìu hoặc dùng nạng hỗ trợ và di chuyển nhẹ nhàng, từ từ.
Hạn chế đi lại để chấn thương xấu đi
3.3. Dùng nẹp cố định
Trường hợp bị sưng và đau nhiều, cần đến ngay bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán hình ảnh chân bị bong gân qua phương pháp chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Từ đó, chỉ định phương án điều trị. Lúc này, có thể bác sĩ sẽ dùng nẹp hoặc băng ép để cố định phần cổ chân bị tổn thương.
Bị bong gân chân nên hạn chế di chuyển, cần nằm nghỉ ngơi hợp lý
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Bán Chạy
3.4. Dùng thuốc giảm đau
Trường hợp bị bong gân tay và gân chân nặng, người bị đau đớn nhiều, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc. Đó có thể là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, tiêu sưng,… Nhưng dù là thuốc nào thì cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn và liều lượng của bác sĩ.
Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn bác sĩ
3.5. Liệu pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không xâm lấn, có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục của xương khớp, gân, dây chằng. Tùy tình trạng và mức độ của bong gân chân, bác sĩ sẽ hướng dẫn áp dụng các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Qua đó, giúp tình trạng bong gân chân mau hồi phục.
Các bài tập vật lý trị liệu vừa giúp giảm đau, vừa gia tăng hiệu quả điều trị bong gân chân
4. Một vài lưu ý khi điều trị bong gân chân
Không dùng cao nóng hay rượu để xoa bóp chỗ bong gân. Dưới sức nóng của cao nóng và rượu, máu sẽ chảy nhiều hơn, gây hiện tượng sung huyết. Sau khi hồi phục, người bị bong gân có thể bị teo cơ và cứng khớp.
Đối với bị bong chân nhẹ, sau 3 tuần điều trị, tình trạng có thể cải thiện. Nhưng ở mức độ vừa và nặng, thời gian điều trị có thể kéo dài 6 - 12 tuần. Và trong thời gian này, người bị cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và vận động theo khuyến cáo của bác sĩ.
Một vài lưu ý khi bị bong gân chân cần tránh
Nếu áp dụng các bài tập vật lý trị liệu thì nên thực hiện kiên trì dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên. Tuyệt đối không “bỏ ngang” hoặc tập quá sức để tránh tác dụng ngược.
Tóm lại, khi bị bong gân chân, bạn có thể tự sơ cứu và chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán hình ảnh chân bị bong gân. Sau đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu kết quả kiểm tra bình thường, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau và nẹp tại chỗ bong gân. Nhưng nếu có bất thường, đặc biệt là gãy xương thì sẽ điều trị theo phác đồ bác sĩ.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Queen Crown.