Trên cơ thể con người có chứa hàng trăm, hàng ngàn huyệt đạo khác nhau. Mỗi huyệt đạo lại có công dụng và nằm ở vị trí khác nhau. Việc xác định các huyệt trên cơ thể là cơ sở để thực hiện các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt sao cho có hiệu quả cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các huyệt đạo ở bài viết dưới đây nhé.
1. Huyệt vị là gì? Ý nghĩa và công dụng
Theo Đông y huyệt được định nghĩa là nơi thần khí hoạt động ra vào, có liên quan mật thiết đến các đường kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Các huyệt vị trên cơ thể con người được phân bố khắp các bộ phận.
Theo báo cáo Danh mục châm cứu bấm huyệt tiêu chuẩn Quốc tế của tổ chức y tế thế giới WHO năm 1991 có tổng cộng 361 huyệt đạo truyền thống trên cơ thể người. Hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể con người này chủ yếu nằm trên 12 đường kinh chính.
Tuy nhiên theo nhiều ghi chép Đông y có đến 365 huyệt đạo trên cơ thể. Trong đó được phân ra gồm 257 tiểu huyệt và 108 đại huyệt. 108 huyệt đạo trên cơ thể này lại gồm 36 tử huyệt.
Huyệt trên cơ thể
Các huyệt đạo có liên quan mật thiết tới các cơ quan trên cơ thể, tuần hoàn máu, hệ thần kinh, hoạt động sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Vì vậy huyệt cũng được dùng để thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh cơ bản. Cụ thể một số tác dụng của các huyệt trên cơ thể con người như sau:
-
Tác dụng với hệ thống cơ - gân - khớp: Các huyệt đạo nằm ở vùng gân cơ, khớp xương được kết nối với nhau thông qua dây thần kinh. Vì vậy khi bấm đúng vị trí huyệt đạo này sẽ giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ, cải thiện quá trình đàn hồi, tăng tính linh hoạt, co giãn, chống teo cơ.
-
Tác dụng chẩn đoán các bệnh lý: Y học cổ truyền đã chứng minh các huyệt trên cơ thể có thể giúp chẩn đoán các bệnh thuộc kinh lạc và tạng phủ tương ứng. Bởi huyệt chính là cửa ngõ khiến cho ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khi chính khí không đủ khỏe để ngăn cản. Từ đây các bệnh lý của kinh lạc hoặc tạng phủ cũng sẽ được biểu hiện thông qua huyệt từ việc thay đổi màu sắc, hình thái, nhiệt độ,...
-
Tác dụng phòng và điều trị các bệnh lý: Khi chúng ta tác động lên huyệt có thể giúp điều hòa các chứng rối loạn bệnh lý, đồng thời thiết lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Từ đó cơ thể sẽ dần hồi phục về trạng thái bình thường, khỏe mạnh.
2. Các huyệt trên cơ thể tại vùng đầu, cổ
Hệ thống các huyệt đạo tại vùng đầu, cổ có vai trò rất quan trọng để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Khi tác động vào các huyệt này sẽ có tác dụng điều trị các chứng bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm thị lực, thoát vị đĩa đệm cổ rất tốt. Sau đây là danh sách các huyệt đạo và công dụng của chúng ở vùng đầu, cổ thường dùng:
-
Huyệt Dương bạch (Kinh Đởm): Huyệt này nằm ở vùng trán tính từ vị trí trung tâm cung lông mày đi lên. Công dụng của huyệt này giúp điều trị các chứng nhức đầu, viêm tuyến lệ, lẹo, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
-
Huyệt Ấn Đường: Đây là huyệt nằm ở vị trí trung tâm hai đầu lông mày. Khi bấm huyệt này sẽ có tác dụng giảm nhức đầu, sốt cao, chảy máu cam hoặc xoang trán.
-
Huyệt Tình minh: Vị trí của huyệt này nằm ở phần lõm các đầu trong góc mắt khoảng 2mm. Công dụng của huyệt này giúp chữa chắp, viêm tuyến lệ, viêm màng tiếp hợp,..
-
Huyệt Toán trúc: Đây là huyệt nằm ở phần lõm đầu trong chân mày, thẳng với góc mắt trong. Huyệt này thường được sử dụng để trị đau đầu, đau mắt, liệt mặt.
Một số huyệt tại vùng đầu
-
Huyệt Ty trúc không: Huyệt này nằm ở phần lõm đầu ngoài chân mày thường được dùng để chữa các bệnh về mắt, đầu và liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
-
Huyệt Ngư yêu: Đây là huyệt nằm giữa đường cung lông mày. Tác dụng của huyệt Ngư yêu thường được dùng để điều trị các bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên và các bệnh liên quan đến mắt.
-
Huyệt Thái Dương: Đây là huyệt thường được dùng để điều trị các chứng nhức đầu, đau răng, viêm màng tiếp hợp. Huyệt này nằm ở chỗ lõm trên xương thái dương đo từ cuối lông mày ra khoảng 1 thốn.
-
Huyệt Nghinh hương: Huyệt này còn có tên gọi là Nghênh Hương hoặc Xung Dương nằm ở hai bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 0.8cm. Huyệt Nghinh Hương thường dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến mũi như viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, chảy máu cam,...
-
Huyệt nhân trung: Đây là huyệt nằm ở vị trí rãnh giữa mũi và môi ở điểm 1/3 rãnh tính từ mũi xuống đến môi. Công dụng của huyệt này thường được dùng để chữa ngất, choáng váng, sốt cao, co giật hoặc liệt dây thần kinh số VII,...
-
Huyệt Địa thương: Huyệt này nằm trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi, cách khóe miệng khoảng 0.4 thốn được dùng để chữa đau răng hoặc liệt dây thần kinh số VII.
-
Huyệt Hạ quan: Bạn có thể dễ dàng xác định vị trí huyệt Hạ quan bằng cách ngậm miệng lại thật chặt, ở ngay phần lõm xuống bên dưới xương gò má, trước lỗ tai chính là huyệt hạ Quan. Huyệt này thường được dùng để chữa điếc tai, ù tai, viêm khớp thái dương hàm, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
-
Huyệt Giáp Xa: Huyệt này nằm ở hai bên má phần xương hàm dưới. Vị trí của huyệt Giáp Xa được xác định như sau: bạn khép miệng lại và cắn chặt răng, huyệt Giáp xa chính là phần nhô lên của cơ cắn. Huyệt này thường được sử dụng để chữa đau răng, cấm khẩu, đau dây thần kinh số V,...
-
Huyệt Thừa khấp: Đây là huyệt nằm ở phần hõm dưới ổ mắt (bạn có thể đo từ giữa mi mắt dưới xuống khoảng 0.7 thốn). Huyệt này thường được dùng để chữa các bệnh viêm màng tiếp hợp, lẹo, chắp và liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
-
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí của huyệt này nằm ở chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lăng chỉ ngang cuống hầu cách khoảng 0.2 thốn (khi xác định vị trí huyệt này bạn hãy ngước đầu lên). Tác dụng của huyệt Liêm Tuyền để trị lưỡi rụt, lưỡi mềm nhão, thở khó, khó nuốt, viêm họng,...
-
Huyệt Ế Phong: Đây là huyệt nằm ở phần lõm sau tai. Để xác định huyệt này bạn chỉ cần giữ thẳng lưng, cố định đầu rồi dùng ngón tay day ấn vào chỗ lõm sau dái tai. Nếu chạm tới vị trí nào cảm thấy đau thì đó chính là huyệt Ế Phong. Huyền này thường được dùng trị liệu các bệnh về ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, rối loạn tiền đình,..
-
Huyệt Bách hội: Vị trí huyệt này nằm ở giữa đỉnh đầu nơi giao nhau giữa hai đường vuông góc từ đỉnh vành tai đến giữa đầu. Huyệt Bách hội thường được ứng dụng chữa nhức đầu, cảm cúm, sa trực tràng,...
-
Huyệt Tứ thần thông: Huyệt này bao gồm 4 huyệt nằm ở 4 hướng quanh huyệt Bách Hội (hai bên và trước sau) cách khoảng 1 thốn. Huyệt Tứ thần thông có tác dụng trong việc điều trị các bệnh cảm cúm, đau đầu vùng đỉnh,..
-
Huyệt Phong trì: Huyệt này nằm ở phía sau tai, tại phần lõm của chân tóc nơi bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ. Công dụng chính của huyệt Phong trì hỗ trợ trị liệu các chứng đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn trí nhớ, bệnh về mắt, cảm mạo.
Một số huyệt ở vùng cổ
-
Huyệt Đầu duy: Huyệt này nằm ở góc trán cách bờ chân tóc 0.5 thốn. Tác dụng của huyệt này giúp điều trị chứng ù tai, điếc tai, liệt dây thần kinh số VII, đau răng.
-
Huyệt Quyền liêu: Đây là huyệt nằm ở chính giữa và sát phía dưới góc lồi lên của xương gò má. Huyệt này thường được dùng để trị chứng liệt mặt, đau răng, cơ mặt co giật, đau dây thần kinh số V.
3. Các huyệt trên cơ thể tại vùng cổ tay và chân
Các huyệt đạo ở vùng tay và chân thường có liên kết chặt chẽ với hệ thống kinh mạch, khí huyết, xương khớp. Dưới đây là vị trí và công dụng của một số huyệt đạo quan trọng tại vùng cổ tay và chân:
- Những huyệt trên cơ thể tại vùng cổ tay:
-
Huyệt Nội quan: Huyệt này nằm trên cổ tay, cách lằn chỉ tay khoảng 2 thốn ở giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé. Huyệt Nội quan thường được chủ trị chữa các bệnh đau khớp cổ tay, đau dây thần kinh giữa, mất ngủ,..
-
Huyệt Thái Uyên: Vị trí của huyệt này nằm trên lằn chỉ cổ tay tại phần lõm trên động mạch tay quay bên ngoài gân cơ gan tay lớn. Huyệt này thường được dùng chữ ho, ho ra máu, hen, viêm phế quản, viêm họng.
-
Huyệt Khúc trì: Cách xác định huyệt này trên cơ thể người khá đơn giản bạn chỉ cần gấp khuỷu tay khoảng 45 độ, huyệt sẽ nằm ở phía bên ngoài nếp gấp khuỷu. Huyệt Khúc Trì thường được dùng chữa đau khớp khuỷu, liệt trì trên, sốt, viêm họng.
Một số huyệt ở vùng tay
-
Huyệt Thống lý: Huyệt nằm ở mặt trước trong cẳng tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng 1 thốn ở giữa gân cơ trụ trước và cơ gấp nông với các ngón tay. Huyệt Thống lý thường được dùng trong điều trị các chứng mất ngủ, tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, đau khớp cổ tay.
-
Huyệt Thần Môn: Đây là huyệt nằm trên lằn chỉ cổ tay, chỗ phần lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ. Huyệt được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh đau khớp khuỷu, cổ tay, đau nửa đầu, đau vai gáy, sốt cao,..
-
Huyệt Dương Trì: huyệt này cũng nằm trên lằn chỉ cổ tay nhưng ở ngoài gân cơ duỗi chung. Huyệt dương trì có công dụng chữa đau khớp cổ tay, ù tai, điếc tai, cảm mạo,..
-
Huyệt Hợp cốc: Đây là huyệt nằm trên mu bàn tay ở điểm chính giữa khe kết nối ngón tay cái và ngón tay trỏ. Huyệt này được ứng dụng chữa đau nhức đầu, ù tai, mất ngủ, đau răng hàm trên, ho, sốt cao,..
-
Huyệt Bát tà: Bao gồm 8 huyệt con nằm ở giữa các ngón tay trên đường tiếp giáp da gan tay và mu tay. Huyệt này ngang với các khe khớp xương bàn tay với các ngón tay. Nhóm huyệt này thường được dùng để chữa cước tay và viêm khớp bàn tay.
-
Huyệt Thập tuyên: Đây là huyệt nằm ở 10 đầu ngón tay ở đỉnh cao nhất cách các đầu móng tay khoảng 2mm thường được dùng để chữa sốt cao, co giật.
- Các huyệt cơ bản vùng chân thường dùng:
-
Huyệt Túc tam lý: Vị trí của huyệt này nằm dưới mắt gối ngoài khoảng 3 thốn, ở phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay. Huyệt Túc tam lý thường được sử dụng trong điều trị chứng đau nhức khớp gối, đau dạ dày, đầy bụng, chậm tiêu, đau dây thần kinh tọa.
-
Huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt này nằm ở phía ngoài của chân tại phần lõm giữa đầu trên của xương chày và xương mác. Huyệt Dương Lăng tuyền thường được được dùng chữa đau khớp gối, đau dây thần kinh tọa, đau vai gáy, co giật,..
Một số huyệt ở vùng chân
-
Huyệt Tam âm giao: Đây là huyệt nằm cách mắt cá chân trong khoảng 6.5 cm với người trưởng thành đúng giao điểm của 3 đường kinh âm Quyết Âm Can, Thái Âm Tỳ và Thiếu Âm Thận. Huyệt có công dụng rất tốt trọng việc chữa rong kinh, dọa sảy thai, bí đái, đái dầm, mất ngủ,...
-
Huyệt Thái Khê: Huyệt này nằm phía sau mắt cá chân trong, ở vùng lõm gần gót chân, cách mắt cá chân khoảng nửa thốn. Huyệt Thái Khê thường được ứng dụng để điều trị các chứng mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen phế quản.
-
Huyệt Côn Lôn: Vị trí của huyệt này nằm cách mắt cá chân ngoài khoản nửa thốn. Công dụng của huyệt Côn Lôn để chữa đau lưng, cảm mạo, nhức đầu sau gáy, đau khớp cổ chân.
-
Huyệt Thái Xung: Huyệt này nằm ở giữa khe ngón chân 1 và 2 đo lên khoảng 1,5 thốn gần về phía mu bàn chân. Huyệt Thái Xung được sử dụng để trị chứng nhức đầu ở vùng đỉnh, viêm màng tiếp hợp, tăng huyết áp,...
-
Huyệt Dũng Tuyền: Vị trí của huyệt này nằm ở phần lõm dưới gan bàn chân ở điểm 1/3 tính từ ngón chân xuống gót chân. Huyệt Dũng Tuyền chuyên chủ trị các chứng bệnh động kinh, mất ngủ, nôn mửa, đau bụng, đau giữa đỉnh đầu, đau họng,..
4. Vị trí huyệt trên cơ thể người tại phần eo, lưng và mông
-
Huyệt Kiên Tỉnh: Vị trí của huyệt này nằm ở giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường ngang nối huyệt Đại Chùy. Huyệt Kiên Tỉnh chính là điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn. Huyệt Kiên tỉnh được ứng dụng trong trị liệu các bệnh đau vai gáy, đau lưng, suy nhược cơ thể.
-
Huyệt Phế Du: Đây là huyệt nằm ở gai đốt xương sống thứ 3 ở hai bên xương sống đo ra khoảng 1,5 thốn. Huyệt này thưởng chủ trị các bệnh phổi, lao, ra mồ hôi trộm, lẹo mắt,...
-
Huyệt Thận Du: Vị trí của huyệt này nằm ở dưới gai sống thắt lưng thứ 2 đo ngang ra khoảng 1,5 thốn. Huyệt Thận du thường được dùng để chữa bệnh đau thắt lưng, ù tai, tiêu chảy mạn tính, rối loạn kinh nguyệt, viêm thận,..
-
Huyệt Vĩ Lư: Đây là huyệt nằm ở vị trí giữa hậu môn và xương cụt. Huyệt này chủ trị một số bệnh như đau cột sống, tiểu đục, khó tiểu, tiểu ra máu, sa trực tràng,...
-
Huyệt Đại Chùy: Vị trí của huyệt này nằm ở giữa đốt sống cổ 7 và đốt sống ngực 1. Huyệt Đại Chùy thường được sử dụng để điều trị chứng đau vai gáy, suy nhược cơ thể, đau lưng,...
Một số huyệt ở vùng lưng, mông, eo
-
Huyệt Thiên tông: Đây là huyệt nằm ở chính giữa phần xương bả vai. Huyệt được áp dụng để điều trị các bệnh liên quan đến vai và đau nhức lưng trên.
-
Huyệt Đại Trữ: Vị trí của huyệt Đại Trữ nằm ở hai bên xương sống, phía dưới đốt sống thứ nhất đo ngang khoảng 1.5 thốn thường được dùng để điều trị chứng cảm mạo, hen, cảm cúm, ho, đau vai gáy.
-
Huyệt Phong môn: Đây là huyệt nằm ở mỏm gai đốt sống lưng thứ 2 đo ngang ra ngoài khoảng 1,5 thốn. Huyệt được ứng dụng trong điều trị các chứng ho, cảm cúm, hẹn và đau vai gáy.
-
Huyệt Đốc du: Huyệt này nằm ở hai bên xương sống dưới gai đốt sống lưng 6 đo ngang 1.5 thốn. Huyệt được dùng để điều trị các chứng đau vai gáy, rối loạn thần kinh tim và đau dây thần kinh liên sườn.
5. Các vị trí huyệt đạo tại vùng bụng, ngực
-
Huyệt Đản trung: Bạn có thể dễ dàng xác định được vị trí của huyệt Đản Trung. Đối với nam giới huyệt này nằm ở giao điểm đường giữa xương ức với đường nối của hai núm vú. Còn với nữ giới huyệt Đản trung nằm ở đường ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5. Huyệt này được ứng dụng chữa tức ngực, giảm đau liên sườn, trị hen phế quản,...
-
Huyệt Cưu vĩ: Đây là huyệt nằm ở dưới mũi ức 0.5 thốn (hoặc nằm dưới 1 tấc điểm giao nhau giữa hai bờ sườn). Huyệt này có tác dụng định thần, giãn lồng ngực, chữa đau tức ngực, khó thở.
-
Huyệt Cự khuyết: Bạn có thể xác định vị trí huyệt này bằng cách đo xuống bên dưới huyệt Cưu vĩ 1 tấc hoặc lấy ở điểm nối 6/8 phía dưới với 2/8 phía trên của đoạn rốn. Công dụng của huyệt này chính là điều khí, hòa vị, chủ trị các bệnh đau bụng, nôn mửa, tim đập nhanh, ợ chua,...
Một số huyệt ở vùng bụng, ngực
-
Huyệt Khí hải: Vị trí của huyệt này nằm ở dưới lỗ rốn khoảng 1.5 tấc. Huyệt Khí hải được ứng dụng trong điều trị các bệnh về đường sinh dục, kinh nguyệt, đau bụng, huyết áp, suyễn,...
-
Huyệt Quan nguyên: Vị trí của huyệt Quan nguyên nằm thẳng ngay ở dưới rốn 3 thốn. Huyệt này chủ trị một số bệnh đau bụng dưới, tiêu chảy, tiểu buốt, đau bụng kinh, cải thiện tình trạng suy nhược.
-
Huyệt Trung cực: Huyệt này nằm ở giữa rốn và xương mu thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận như: tiểu bí, tiểu dầm, phù, viêm thận và một số bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
-
Huyệt Khúc cốt: Vị trí của huyệt này nằm ở dưới huyệt trung cực khoảng 1 thốn hoặc bạn có thể xác định vị trí bằng cách đo từ rốn xuống khoảng 5 thốn. Huyệt Khúc cốt thường được dùng để chủ trị viêm bàng quang, thoát vị đĩa đệm xương chậu, di tinh, mộng tinh,..
-
Huyệt Ưng song: Đây là huyệt nằm tại xương sườn số 3 phía trên đường thẳng chạy qua đầu ngực cách khoảng 4 thốn. Huyệt này được ứng dụng trong điều trị các chứng đau thần kinh liên sườn, trị các bệnh lý viêm nhiễm tuyến vú, các bệnh hô hấp, tiêu chảy,...
-
Huyệt Nhũ trung: huyệt này nằm ở vị trí chính giữa của vú thuộc gian sườn thứ 4 thường được dùng làm mốc đo các huyet dao tren co nguoi tại vùng bụng và ngực mà không có tác dụng chủ trị, chữa bệnh.
-
Huyệt Nhũ căn: Đây là huyệt nằm ở gian sườn thứ năm, thẳng dưới đầu vú cách khoảng 4 thốn. Huyệt này có tác dụng trị thiếu sức, viêm tuyến vú, đau ngực,..
-
Huyệt Kỳ môn: Vị trí của huyệt Kỳ môn nằm ở trên đường thẳng ngang qua đầu ngực thuộc gian sườn thứ 6-7. Huyệt này thường chủ trị màng ngực viên, đau ngực, đau thần kinh liên sườn, gan viêm.
-
Huyệt Chương môn: Huyệt này nằm ở trên xương sườn số 11 thường được dùng để chữa đau vùng hông sườn, tiêu hóa kém, tiêu chảy, viêm gan,..
-
Huyệt Thương khúc: Huyệt này nằm trên rốn khoảng 2 thốn và đo từ đường giữa bụng ra khoảng 0.5 thốn. Công dụng của huyệt Thương khúc là trị đau do thoát vị, đau dạ dày, biếng ăn.
6. Hình ảnh các huyệt đạo trên cơ thể người
Hệ thống các huyệt trên cơ thể được phân bổ đồng đều toàn thân. Mỗi huyệt lại có những tác dụng riêng gắn liền với hoạt động sinh lý và có thể là căn cứ để chẩn đoán các căn bệnh. Việc xác định vị trí các nguyệt trên cơ thể người sẽ giúp phương pháp trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
Các huyệt trên cơ thể
7. Bản đồ các huyệt đạo trên cơ thể người và một số phương pháp bấm huyệt phổ biến
Khi đã nắm bắt được vị trí các huyệt trên cơ thể người thì bạn có thể áp dụng một số thao tác massage sau đây để có thể thư giãn, hỗ trợ trị liệu hiệu quả:
Sơ đồ các huyệt đạo trên cơ thể
-
Kỹ thuật xoa, day: Với kỹ thuật này bạn sử dụng hai đầu ngón tay hoặc gan bàn tay để tạo lực rồi tiến hành xoay theo hình xoắn ốc lên vị trí huyệt massage. Trong quá trình xoa bạn dùng lực nhẹ nhàng và phân tán lực đều rồi sau đó mới day mạnh dần để tác động sâu hơn.
-
Kỹ thuật Ấn, bấm: Bạn thực hiện kỹ thuật này bằng cách dùng ngón tay cái hoặc gốc gan bàn tay ấn, bấm một lực vào vị trí huyệt.
-
Kỹ thuật Miết: Với kỹ thuật miết bạn cũng sử dụng đầu ngón tay cái hoặc gốc gan bàn tay nhưng sẽ miết với lực vừa đến mạnh xung quanh vị trí các huyệt trên cơ thể.
-
Kỹ thuật xát: Bạn hãy dùng phần thịt của gan bàn tay chà xát lên cơ thể với lực từ nhẹ đến mạnh theo một chiều nhất định.
8. Cách bấm huyệt trị bệnh đơn giản, hiệu quả
Như đã phân tích ở trên các điểm huyệt trên cơ thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo các huyệt đạo và cách day ấn huyệt điều trị bệnh thường gặp sau đây nhé.
8.1 Bấm huyệt trị sổ mũi
- Trước tiên bạn dùng hai ngón tay miết nhẹ từ giữa chân mày về phía đuôi rồi thực hiện ngược lại.
Miết nhẹ từ đầu chân mày sang ngang
- Sau đó, tiến hành nhấn, day huyệt ấn đường (nằm ở giữa hai đầu chân mày) trong khoảng từ 1-2 phút.
- Tiếp theo bạn miết từ cánh mũi ra ngoài rồi dùng ngón tay cái day ấn cánh mũi sang hai bên.
- Tiếp đến, bạn tiến hành day và nhấn vào điểm giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái trong khoảng 1-2 phút và thực hiện tương tự với bên tay còn lại.
- Kết thúc bạn khép hai ngón tay trỏ và cái rồi lấy tay còn lại ấn vào điểm nhô cao nhất.
8.2 Bấm huyệt trị đau đầu, cảm cúm
- Trước tiên bạn dùng hai đầu ngón tay cái tạo lực miết mạnh từ hai đầu chân mày sang ngang và ngược lại.
- Tiếp theo bạn vuốt nhẹ nhàng từ vùng giữa trán xuống tới thái dương.
- Sau đó bạn dùng các ngón tay ấn nhẹ vào huyệt đạo ở vùng đầu và đỉnh đầu.
- Cuối cùng bạn dùng ngón tay cái xoa bóp, ấn vào huyệt phía sau gáy.
8.3 Bấm huyệt trị đau tức ngực
Để giảm cơn đau tức ngực bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
- Thực hiện các kỹ thuật xát và miết bằng ngón tay cái vào xương ức sang hai bên rồi thực hiện theo chiều ngược lại.
- Cuối cùng bạn thực hiện ấn và day vào huyệt đản trung vào giữa ngực và điểm nút của xương chậu. Mỗi vùng bạn thực hiện day, ấn trong khoảng 1-2 phút.
8.4 Bấm huyệt trị đau bụng kinh
Nếu đang bị cơn đau bụng kinh hành hạ bạn hãy thực hiện các bước sau đây đảm bảo sẽ cải thiện tình trạng nhanh chóng:
- Trước tiên bạn làm ấm hai bàn tay bằng cách chà xát vào nhau.
- Sau đó bạn áp bàn tay đã được làm ấm vào vùng bụng bị đau, thực hiện động tác này nhiều lần để bụng cảm thấy dễ chịu.
- Tiếp đến bạn dùng lực ấn vào ngón tay trỏ và phần ngoài ngón áp út trong khoảng 1-3 phút. Tương tự bạn thực hiện với bên tay còn lại.
Bấm ngón tay áp út chữa đau bụng kinh
8.5 Bấm huyệt chữa đau thắt lưng
Giảm ngay cơn đau nhức vùng thắt lưng rất đơn giản bạn hãy làm theo đúng hướng dẫn sau đây:
- Thực hiện kỹ thuật day và chà xát vào hai bên vùng thắt lưng theo chiều từ trên xuống dưới.
- Tiếp đến bạn vẫn thực hiện kỹ thuật day và chà xát trên nhưng tại vùng giữa lưng sang hai bên và thực hiện theo chiều ngược lại.
- Sau đó, bạn thực hiện động tác đấm bóp vào vùng thắt lưng trong khoảng 3 phút, thực hiện đồng thời cho hai bên thắt lưng theo chiều từ trên xuống.
- Cuối cùng bạn dùng ngón tay cái ấn, day các huyệt vùng thắt lưng gây đau mỏi trong khoảng từ 1-2 phút.
8.6 Bấm huyệt chữa đau cổ, dây chằng
- Trước tiên bạn cần chà xát hai bàn tay lại để làm ấm các ngón tay rồi từ từ nắm một bàn tay lại.
- Sau đó bạn dùng ngón tay cái day, ấn các vị trí trên, ở giữa lằn các đốt ngón tay.
- Với mỗi ngón tay bạn thực hiện day, ấn trong khoảng từ 1-3 phút.
8.7 Bấm huyệt điều trị khó ngủ, căng thẳng
Bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do căng thẳng mệt mỏi:
- Trước tiên bạn đặt hai ngón tay cái vào vị trí giữa trán rồi tiến hành miết nhẹ về hai bên và ngược lại.
- Sau đó bạn di chuyển ngón tay đến huyệt thái dương và tiến hành day nhẹ từ 1-3 phút.
Day bấm huyệt thái dương chữa mất ngủ
- Tiếp đến bạn chuyển sang day ấn huyệt sau gáy khoảng 2 phút.
- Tiếp đến bạn ngửa bàn tay ra và day ấn vào vị trí lằn cổ chỉ tay từ ngón út xuống trong khoảng 1 phút rồi thực hiện tương tự với tay còn lại.
- Cuối cùng bạn ấn vào huyệt nằm cách điểm giữa lằn chỉ cổ tay khoảng 4cm trong khoảng 1-2 phút.
8.8 Bấm huyệt chữa chuột rút
- Trước tiên bạn cần dùng ngón tay cái ấn vào một số huyệt nằm ở trong lằn khoeo, giữa bắp chân.
- Sau đó bạn dùng bàn tay xoa nhẹ vào phần mặt sau bắp chân theo chiều từ trên xuống và ngược lại để giúp máu lưu thông, giảm căng cứng, tê bì.
Trên đây đã toàn bộ thông tin về các huyệt trên cơ thể mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích xác định đúng vị trí huyệt đạo để tiến hành massage xoa bóp đạt hiệu quả cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp bạn đừng ngần ngại hãy comment bên dưới bài viết này chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng.
Nếu có nhu cầu mua ghế massage để giảm đau nhức cổ vai gáy, cơ thể thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0833 305 555 - (024) 6666 36 36 ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng nhanh nhất nhé.
QUEEN CROWN - VÔ ĐỊCH VỀ GIÁ
NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC VÀ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU QUEEN CROWN TẠI VIỆT NAM
-
Địa chỉ (trụ sở chính): Tòa N06B1, Đường Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
-
Phone: 0833 305 555
-
Website: https://queencrown.vn/
-
Email: info@queencrown.vn