Chắc hẳn với những người chơi thể dục thể thao không thể tránh khỏi gặp phải việc gặp phải chấn thương trong quá trình luyện tập. Những chấn thương này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động, sinh hoạt và cả sức khỏe. Vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng Queen Crown sẽ hướng dẫn bạn cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao.
1. Vì sao cần phải có những biện pháp phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao?
Luyện tập thể dục thể thao là một phương pháp luyện tập để rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên trong quá trình luyện tập rất khó tránh khỏi việc gặp phải những chấn thương bởi tập sai kỹ thuật hoặc những yếu tố bên ngoài tác động. Chấn thương có thể gặp với cả những người chơi không chuyên hoặc chuyên nghiệp từ mức độ nhẹ đến nặng.
Chấn thương ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người chơi thể thao
Khi luyện tập thể dục, thể thao các cơ quan trên cơ thể đều vận động, đặc biệt hệ thống cơ xương khớp, mô và dây chằng liên quan. Vì vậy đây là những bộ phận dễ gặp phải chấn thương nhất .
Bất kỳ chấn thương nào xảy ra ít nhiều cũng ảnh hưởng tới người chơi thể thao. Với chấn thương nhẹ nó chỉ khiến người chơi thể thao phải dừng luyện tập một thời gian sau đó có thể phục hồi. Tuy nhiên với chấn thương nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng để sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Chính vì những ảnh hưởng trên cần phải thực hiện các cách phòng chống chấn thương trong thể dục thể thao. Chỉ có như vậy bạn mới hạn chế tối đa nguy cơ gặp chấn thương.
2. Một số chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Trước khi tìm hiểu về cách phòng tránh chấn chấn thương trong thể dục thể thao chúng ta hãy tìm hiểu về các chấn thương thường gặp.
2.1. Căng cơ
Đây là chấn thương phổ biến nhất khi tập thể dục, thể thao. Chấn thương này chính là do phần cơ hoặc gân bị giãn, rách. Vị trí một số phần cơ thường gặp chấn thương như: cơ đùi sau, cơ tứ đầu đùi, cơ bả vai, cơ lưng, cơ háng.
Căng cơ là chấn thương phổ biến mà người chơi thể thao gặp phải
Khi gặp phải chấn thương căng cơ người chơi thể thao thường có biểu hiện đau nhức, khó cử động cơ tại vị trí căng, thậm chí có hiện tượng sưng. Với tình trạng căng cơ nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là cơ sẽ phục hồi. Với tình trạng bệnh nặng hơn khó phục hồi cần tìm đến các chuyên gia trị liệu.
Chấn thương căng cơ có thể khắc phục bằng cách dừng hoạt động, lấy đá chườm và băng ép vùng bị đau. Trong trường hợp đau cơ nhiều bạn nên uống thuốc giảm đau, nếu không thuyên giảm thì cần đến cơ sở y tế.
2.2. Bong gân
Đây là chấn thương ở vị trí dây chằng nơi nối giữa các xương với nhau tại khớp. Tình trạng bong gân xảy ra là do bị kéo căng quá mức hoặc bị rách. Một số vị trí thường bị bong gân như mắt cá chân, mắt cá tay.
Khi gặp chấn thương bong gân sẽ có biểu hiện sưng tím, tụ máu tại dây chằng, ấn vào thấy đau, khớp vận động khó khăn. Chấn thương này khá là khó điều trị nên cần sự thăm khám của bác sĩ.
2.3 Chấn thương ở đầu gối
Chấn thương này rất hay xảy ra với những người chơi các môn thể thao vận động nhiều bằng chân như đá bóng, bóng chuyền, cầu lông. Chấn thương ở đầu gối thường là rách dây chằng chéo trước, hội chứng bánh chè đùi, rách dây chằng bên trong gối. Bạn có thể phát hiện chấn thương này dễ dàng khi thấy khớp gối khó vận động, sưng đau.
Chấn thương đầu gối thường xảy ra với người chơi thể thao vận động
2.4. Chấn thương ở vai và cánh tay
Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao không thể tránh khỏi việc va chạm gây nên các nguy cơ chấn thương tại vùng vai và cánh tay. Một số chấn thương thường gặp ở vai và cánh tay như: viêm gân chóp xoay, viêm gân khớp vai, viêm đầu dài gân nhị đầu, viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay,...và một số chấn thương nhẹ như xây xát,...
3. Hướng dẫn cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao
Bạn hãy áp một số biện pháp để phòng tránh các chấn thương khi luyện tập thể dục thể thao.
3.1. Khởi động đúng cách và thư giãn sau buổi tập
Cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hữu hiệu nhất chính là khởi động đúng cách trước khi luyện tập. Việc này sẽ giúp cơ thể có thể thích ứng dần với việc luyện tập, vận động, làm ấm cơ thể. Đồng thời nó cũng giúp tăng nhịp tim, tăng lưu thông oxy, đốt cháy năng lượng để bắt đầu quá trình luyện tập với cường độ mạnh hơn.
Khởi động giúp hạn chế chấn thương
Với mỗi môn thể thao khác nhau sẽ có phương pháp khởi động khác nhau. Nhưng tựu trung lại các bài khởi động là cách tiến hành vận động các khớp, kéo căng cơ.
Cùng với đó sau quá trình luyện tập người chơi thể thao cũng cần có thời gian thư giãn. Bạn có thể thực hiện các động tác thả lỏng để thư giãn cơ bắp. Đồng thời bạn cũng có thể thư giãn cơ bằng cách sử dụng ghế massage.
Các động tác xoa bóp, day ấn sẽ tác động vào từng thớ cơ kích thích máu lưu thông. Từ đó cơ bắp được nới lỏng, thư giãn sau giờ phút luyện tập mệt mỏi. Đặc biệt với những chiếc ghế massage có chế độ kéo giãn sẽ giúp tăng tính linh hoạt, khả năng vận động cho cơ, khớp. Nhờ vậy bạn có thể phòng các chấn thương trong khi luyện tập thể dục, thể thao.
Sử dụng ghế massage giúp thư giãn cơ sau luyện tập
Thư giãn sau khi luyện tập rất quan trọng sẽ giúp hệ hô hấp và hệ tim mạch dần đưa trở lại mức hoạt động bình thường. Điều này giúp phòng tránh một số triệu chứng thường gặp sau khi nghỉ ngơi như hoa mắt, chóng mặt, phòng tránh đau nhức, chuột rút chân.
Sau khi luyện tập thể dục thể thao bạn không nên ngồi xuống hoặc nằm xuống luôn để tránh tình trạng đau nhức về sau. Bạn hãy đi bộ nhẹ nhàng khoảng 5 phút để thả lỏng cơ thể.
3.2. Tập luyện vừa sức theo giới hạn của bản thân
Khi chơi thể thao nhiều người luôn muốn đặt mục tiêu cao hơn, chinh phục những thử thách mới. Đó là một điều tốt để kích thích ý chí luyện tập nhưng cũng cần tập luyện ở cường độ vừa phải, phù hợp với thể lực của bản thân. Bạn hãy tăng dần mức độ cũng như độ khó của việc luyện tập giúp cơ thể có thể thích nghi được tốt.
Nếu quá thúc ép bản thân tập luyện ở cường độ cao ngay từ đầu sẽ gây nên các chấn thương như bong gân, rách cơ,...Ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu đau nhức bạn hãy dừng tập luyện , thả lỏng, nghỉ ngơi để nghe cơ thể tập luyện. Vì vậy bạn hãy thực hiện theo quy trình từng bước để đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
3.3. Bổ sung đầy đủ năng lượng cần thiết là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao
Quá trình luyện tập thể dục, thể thao sẽ làm tiêu hao một nguồn năng lượng lớn cho cơ thể. Đồng thời quá trình luyện tập khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung nước đầy đủ, tránh để mất nước. Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung năng lượng đầy đủ để máu huyết lưu thông trơn tru, các tế bào hoạt động tốt để hạn chế tình trạng say nắng, mệt mỏi.
Uống nước trước khi luyện tập
Trước khi bắt đầu luyện tập bạn cần ăn nhẹ trước 2-3 giờ và phải năng đầy đủ các bữa ăn trong ngày. Bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bạn cũng cần uống 240ml nước trước khi tập luyện khoảng 30 phút và cứ sau 20 phút lại bổ sung thêm 240ml trong khi vận động và sau khi vận động lại uống 240ml cho đến khi về trạng thái bình thường.
3.4. Lựa chọn trang phục phù hợp
Cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao cũng bao gồm cả việc lựa chọn trang phục phù hợp. Với từng bộ môn thể thao sẽ lựa chọn trang phục khác nhau nhưng có chung một số điểm sau:
- Lựa chọn chất vải co giãn để hoạt động dễ dàng cử động không bị hạn chế.
- Bạn hãy lựa chọn trang phục có chất vải mềm, nhẹ để mang cảm giác dễ chịu, không làm tăng sức nặng cho cơ thể. Nếu lựa chọn các loại vải dày, nặng sẽ khiến cơ thể sinh ra lượng nhiệt không cần thiết.
- Bên cạnh đó cũng nên lựa chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt, không gây kích ứng da để không bám dính gây khó chịu trong quá trình luyện tập.
3.5. Chọn giày phù hợp khi luyện tập
Giày tập là một phụ kiện quan trọng mà người chơi thể thao cần phải lựa chọn thật kỹ chỉ trừ một số môn như thể thao. Sử dụng một đôi giày tốt, phù hợp sẽ giúp bàn chân hạn chế tiếp xúc với bề mặt đất, bảo vệ mắt cá chân và bàn chân. Bạn hãy lựa chọn một đôi giày thể thao vừa với kích cỡ chân, chất liệu mềm, không quá cứng, thoải mái, dễ hoạt động.
Chọn giày tập phù hợp giúp hạn chế chấn thương
3.6. Luyện tập thích nghi với hoàn cảnh và môi trường
Khi luyện tập ở môi trường mới ở nước ngoài khác thời tiết, khí hậu, múi giờ thì bạn nên đến địa điểm thi đấu trước một tuần hoặc một tháng. Điều này giúp bạn tập làm quen với điều kiện thời tiết, khí hậu và sân tật. Khi đã thích nghi với môi trường giúp việc tập luyện đạt hiệu quả cao.
Chẳng hạn như một vận động viên ở nước có thời tiết nhiệt đới khi đến tập luyện ở xứ lạnh sẽ khó làm quen với cái rét ban đầu. Nhưng khi đã làm quen được với môi trường cơ thể sẽ cân bằng và có thể bắt kịp cường độ luyện tập như bình thường.
3.7. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Với những người chơi thể thao, đặc biệt là các vận động viên chuyên nghiệp cần đi khám sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe và có phương pháp tập luyện phù hợp. Từ đó giảm nguy cơ gặp phải các chấn thương.
Đây là một trong cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hữu hiệu mà những người chơi thể thao cần làm sẽ giúp hạn chế tối đa chấn thương.
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ
3.8. Bôi kem chống nắng trước khi luyện tập
Chắc hẳn khi nghe tới cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao bạn sẽ nghĩ không liên quan. Nhưng điều này lại rất liên quan bởi hầu hết các môn thể thao đều chơi ngoài trời. Vì vậy nên bôi kem chống nắng trước khi tập luyện để tránh làm bỏng rát, sạm đen và nặng hơn các vấn đề ung thư da. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn thời gian luyện tập thích hợp, tránh luyện tập lúc thời tiết nắng đỉnh điểm dễ bị say nắng và nhiều tia UV.
Với những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao mà chúng tôi chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn luyện tập an toàn. Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi thể thao nhưng chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp để hạn chế nó hết mức có thể. Bạn có thể nghỉ ngơi, thả lỏng, thư giãn cơ bắp với ghế massage sau mỗi buổi tập để phòng tránh các chấn thương.
Khi có nhu cầu mua ghế massage bạn hãy nhanh tay liên hệ với số hotline: 0833 305 555 - (024) 6666 36 36 để được chuyên viên chúng tôi tư vấn, giải đáp nhanh chóng.