Việt Nam đang phải hứng chịu làn sóng dịch Covid lần thứ tư với mức độ lây lan rất lớn. Tuy nhiên với tỷ lệ bao phủ vacxin cao Bộ Y Tế đã thay đổi phương pháp điều trị và quản lý các ca nhiễm. Theo đó với những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì có thể tự theo dõi, điều trị Covid tại nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết khi tự điều trị bệnh tại nhà ngay sau đây nhé.
1. Những đối tượng nào được điều trị Covid tại nhà
Theo hướng dẫn mới nhất được ban hành cùng quyết định 261/QĐ-BYT về quản lý người mắc Covid tại nhà thì những người đáp ứng các điều kiện sau sẽ được điều trị, theo dõi sức khỏe tại nhà:
Người mắc Covid không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà
- Những người đã được khẳng định mắc Covid bằng các xét nghiệm PCR hoặc test nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng. Hoặc người bệnh có xuất hiện một số triệu chứng nhưng ở mức độ nhẹ như: sốt, ho khan, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau mỏi cơ, rát họng, đau đầu, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy nước mũi, mất vị giác, thính giác.
- Người mắc Covid 19 không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm phổi hoặc thiếu oxy. Người bệnh thường xuyên kiểm tra nhịp thở <20 lần/phút, chỉ số nồng độ oxy trong máu>96% khi thở khí trời và không có những triệu chứng bất thường như thở rên, thở khò khè, phập phồng cánh mũi thì có thể điều trị Covid tại nhà.
- Người đang mắc Covid 19 nhưng không có bệnh nền hoặc có nhưng vẫn đang điều trị ổn định.
Bên cạnh đó những bệnh nhân mắc Covid muốn điều trị tại nhà phải đáp ứng đủ các điều kiện có thể tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Và đặc biệt bệnh nhân có thể tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế và liên lạc được với nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu bệnh nhân mắc Covid không có khả năng tự chăm sóc cho mình thì gia đình phải có người chăm sóc và đáp ứng được các yêu cầu trên.
>>> Xem thêm: #99+ Ghế Massage Queen Crown Hỗ Trợ Phục Hồi Hậu Covid -19
2. Hướng dẫn theo dõi sức khỏe khi điều trị Covid tại nhà
Trong hướng dẫn quản lý người mắc Covid 19 mới nhất của Bộ Y tế thì cơ sở quản lý sức khỏe của người mắc Covid sẽ hướng dẫn người mắc Covid thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà. Các thông tin về sức khỏe sẽ điền vào phiếu theo dõi sức khỏe người mắc Covid tại nhà:
- Nội dung cần theo dõi:
-
Đo các chỉ số sức khỏe như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, nồng độ oxy trong máu (SpO2) và huyết áp (nếu có thể).
-
Người bệnh theo dõi các triệu chứng như: mệt mỏi, ho , viêm kết mạc (mắt đỏ), ớn lạnh/gai rét, tiêu chảy, mất vị giác, khứu giác, ho ra máu, thở dốc, khó thở, tức lồng ngực, người không tỉnh táo.
-
Hoặc một số triệu chứng khác như đau họng, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, nhức đầu, đau nhức cơ.
- Thời gian điền mẫu: Người bệnh đo các chỉ số sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều.
Điền mẫu theo dõi sức khỏe 2 lần trên ngày
Cũng trong hướng dẫn này, Bộ Y tế còn lưu ý rằng khi điều trị Covid tại nhà nếu người bệnh phát hiện một số triệu chứng dưới đây cần phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid, trạm y tế xã phường, lưu động để được cấp cứu kịp thời:
-
Xuất hiện tình trạng khó thở, hụt hơi hoặc trẻ em có dấu hiệu bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, khò khè, phập phồng cánh mũi.
-
Nhịp thở nhanh, gấp gáp: Với người lớn nhịp thở ≥ 20 lần/phút, trẻ em từ 1-5 tuổi ≥ 40 lần/phút, trẻ từ 5-12 tuổi nhịp thở ≥ 30.
-
Nồng độ oxy trong máu ≤ 96%, nếu phát hiện chỉ số bất thường bạn cần đo lại lần 2 sau khoảng 1 phút, lưu ý khi đo bạn cần giữ nguyên vị trí để có kết quả chính xác.
Nồng độ oxy trong máu xuống thấp dưới 96% cần liên hệ cơ sở y tế
-
Nhịp đập mạch nhanh hơn 120 nhịp/phút hoặc nhỏ hơn 50 nhịp/ phút cũng cần phải thông báo ngay với cơ sở y tế.
-
Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau tức ngực thường xuyên, có cảm giác bó thắt ngực, khi hít sâu sẽ cảm giác khó chịu hơn.
-
Người mắc Covid đã bị thay đổi ý thức với các biểu hiện: lú lẫn, mệt lả, ngủ rũ, li bì khó đánh thức, trẻ quấy khóc, co giật.
-
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, lạnh đầu ngón chân, ngón tay, da xanh, môi nhạt.
-
Trẻ em không thể uống hoặc bú kém, có triệu chứng nôn, kém ăn. Cùng với đó trẻ có biểu hiện có hội chứng viêm đa hệ thống như sốt cao, môi đỏ, đỏ mắt, sưng phù ngón tay, ngón chân, lưỡi dâu tây, nổi hồng ban,...
-
Trong quá trình điều trị người bệnh mắc thêm một số bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Người bệnh cần theo dõi sức khỏe nếu có một trong những triệu chứng trên hoặc gặp bất ổn thì cần báo cơ sở y tế.
3. Danh mục thuốc điều trị tại nhà cho F0
Trong hướng dẫn của của Bộ Y tế vừa ban hành nêu rõ đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid được thực hiện bởi Trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động. Tùy vào tình trạng bệnh của người mắc Covid mà cơ sở y tế sẽ kê đơn phù hợp.
- Thuốc hạ sốt Paracetamol:
-
Với người lớn nếu nhiệt độ lớn hơn 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều thì người bệnh uống một viên hạ sốt paracetamol 0.5g. Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 tiếng, một ngày không nên uống quá 4 viên. Nếu gặp phải tình trạng ăn kém thì nên uống oresol thay nước.
-
Với trẻ em nếu sốt trên 38.5 độ thì cần uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15mg/lần và có thể uống cách nhau từ 4-6 tiếng, một ngày hôm nên uống quá 4 lần.
-
Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc hạ sốt 2 lần nhưng không thuyên giảm thì cần thông báo ngay cho cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Danh mục thuốc điều trị Covid theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Thuốc kháng virus: hiện nay có 2 loại thuốc kháng virus Sars-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép là Favipiravir 200mg, 400mg (viên) và Molnupiravir 200mg, 400mg (viên).
- Thuốc chống viêm Corticosteroid đường uống: Đây là thuốc phải được các bác sĩ kê đơn điều trị một ngày trong thời gian chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh. Có 2 loại thuốc chống viêm có thể lựa chọn là Dexamethason 0,5 mg (viên nén) và Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
- Thuốc chống đông máu đường uống: Đối với loại thuốc này được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và chỉ kê đơn điều trị một ngày trong quá trình chờ chuyển đến cơ sở điều trị. Có hai loại thuốc chống đông máu mà người bệnh có thể sử dụng là Rivaroxaban 10 mg (viên) và Apixaban 2,5 mg (viên).
Trong hướng dẫn quản lý người mắc Covid -19 tại nhà của Bộ Y tế cũng lưu ý về cách sử dụng thuốc kháng virus, thuống chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu. Theo đó các thuốc kháng virus nên sử dụng sớm trong 5 ngày đầu tiên ngay sau khi khởi phát triệu chứng.
Với loại thuốc này nên ưu tiên sử dụng với người bệnh có triệu chứng hoặc có nguy cơ tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm vacxin, có bệnh nền không ổn định. Bên cạnh đó, chỉ định điều trị kết hợp đồng thời với các thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu nếu người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp sớm và chỉ được kê đơn một ngày trong thời gian chuyển cơ sở điều trị.
Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết điều trị Covid tại nhà cần làm những gì và sử dụng những loại thuốc nào. Hy vọng bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc, phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp bạn hãy comment dưới bài viết của Queen Crown này để được hỗ trợ nhé.