Những vấn đề xảy ra với não luôn để lại nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do nhiều người thắc mắc không biết đứt mạch máu não có cứu được không, và dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là gì.
1. Dấu hiệu nhận biết đứt mạch máu não
Việc nhận biết các dấu hiệu đứt mạch máu não là rất quan trọng. Bởi thông qua các dấu hiệu này, có thể cấp cứu kịp thời và có phương pháp điều trị tích cực. Người bị đứt mạch máu não sẽ có những triệu chứng:
-
Có hơn 50% người bị đứt mạch máu não cảm thấy bị đau đầu dữ dội. Kèm theo cơn đau đầu là ù tai, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
-
Người bệnh cảm thấy tay chân bủn rủn. Đặc biệt, một bên chân bị yếu đi, không thể đứng vững hay đi lại.
-
Rối loạn tri thức, mất tỉnh táo, không thể tập trung. Thậm chí là thoáng quên, thoáng điếc, không nhận thức được thời gian và không gian.
-
Mắt mờ, không nhìn rõ. Có cảm giác như đang có côn trùng bay trước mặt. Tình trạng có xảy ra một bên hoặc cả hai bên mắt.
-
Một bên mắt và một bên miệng bị méo.
-
Đầu ngón tay, ngón chân hoặc một nửa người trên có cảm giác như bị kim châm, kiến đốt.
-
Đột ngột không nói chuyện được khi đang nói chuyện.
Đứt mạch máu não có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có lệch một bên mặt
2. Đứt mạch máu não có cứu được không?
Đứt hay vỡ mạch máu não là cực kỳ nguy hiểm. Đứt mạch máu não có cứu được không tùy thuộc vào hoàn cảnh lúc đó. Nghĩa là nếu phát hiện kịp thời và người bệnh được cấp cứu trong khung “giờ vàng” thì có thể cứu kịp. Ngược lại, người bệnh có thể bị tử vong.
3. Các phương pháp điều trị đứt mạch máu não
3.1. Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng trong trường hợp người bị đứt mạch máu não do huyết áp tăng, chấn thương sọ não, bất thường mạch máu não, tác dụng phụ của thuốc chống đông,…
Trong những trường hợp này, người bệnh sẽ được theo dõi sát sao, liên tục trong phòng hồi sức cấp cứu. Điều trị nội khoa cho người bị đứt mạch máu não sẽ bao gồm:
-
Xác định nguyên nhân gây chảy máu ở mạch máu não là gì.
-
Kiểm tra và kiểm soát huyết áp để phòng ngừa huyết áp tăng cao,
-
Ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc có nguy cơ gây chảy máu.
-
Đo và kiểm soát áp lực nội sọ.
Đứt mạch máu não có cứu được không? Được, nếu như phát hiện và cấp cứu kịp thời
3.2. Điều trị phẫu thuật
Trường hợp tình trạng quá nặng, người bệnh không ngừng chảy máu thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật giúp phòng ngừa chảy máu và giảm áp lực lên hộp sọ. Trong vòng 24 - 72 giờ đầu sau khi bị đứt mạch máu não và nhập viện, người bệnh có thể được tiến hành phẫu thuật.
Phẫu thuật giúp phòng ngừa chảy máu
>> Xem thêm: #Huyệt Thiếu Phủ Là Gì? Vị Trí Và Tác Dụng Chữa Bệnh
3.3. Mở sọ giảm áp
Phương pháp điều trị này được áp dụng trong trường hợp nguy kịch nhất, người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong. Lúc này, việc mở sọ nhằm giảm áp lực lên hộp sọ cũng như loại bỏ máu tụ ra khỏi não, giúp khôi phục lại khoảng trống cho tế bào thần kinh.
Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cân nhắc đến nhiều yếu tố, bao gồm: Tuổi và tình trạng sức khỏe bệnh nhân, vị trí và kích thước chảy máu, khả năng phục hồi sau khi thực hiện như thế nào. Thực tế, đây là phương pháp điều trị không thực sự dễ dàng.
Mở sọ giảm áp là phương pháp điều trị khó khăn, áp dụng trong trường hợp nguy kịch
4. Lưu ý khi chăm sóc người sau điều trị đứt mạch máu não
Biết được đứt mạch máu não có cứu được không, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức về chăm sóc người bệnh sau điều trị.
4.1. Chế độ ăn
Đảm bảo ăn đủ chất và cân bằng nhóm dinh dưỡng. Ưu tiên thức ăn dạng lỏng và mềm như cháo, súp, canh, phở,… Hạn chế dùng muối khi chế biến thức ăn. Đồng thời, không cho người bệnh uống trà hay cà phê.
Chế độ ăn lành mạnh
4.2. Vận động
Nếu người bệnh chưa thể tự đi, bạn có thể hỗ trợ họ vận động bằng cách dìu đi từ từ, nhẹ nhàng. Trường hợp người bệnh chỉ có thể nằm một chỗ thì hãy cố gắng thay đổi tư thế của họ. Cứ 3 giờ thay đổi 1 lần để tránh tình trạng người bệnh bí bách, nóng bức, bị viêm nhiễm và lở loét.
Vận động giúp phòng chống và ngăn ngừa bệnh
4.3. Điều trị
Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn kết hợp các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt, massage,… Điều này vừa giúp người bệnh được thư giãn, mau lành bệnh; vừa phòng tránh nguy cơ liệt tứ chi
Tích cực chăm sóc để người bệnh mau chóng hồi phục và tránh gặp biến chứng
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Bán Chạy
4.4. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
-
Không tắm khuya, đặc biệt khi trời lạnh hoặc phòng tắm không kín gió.
-
Tránh để cơ thể bị sốc nhiệt, đang đi ngoài trời nóng và tắm liền khi vào nhà.
-
Không để đầu óc trong tình trạng căng thẳng, áp lực triền miên.
-
Không vận động, tập luyện cường độ cao, quá sức.
Như vậy, Queen Crown chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đứt mạch máu não có cứu được không. Đặc biệt là cách chăm sóc điều trị như thế nào để người bệnh mau chóng hồi phục và tránh được biến chứng.