Tác động vào huyệt thần môn để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý là cách chữa bệnh phổ biến trong Đông y. Nhưng liệu bạn có biết huyệt thần môn là gì, nằm ở vị trí nào trên cơ thể? Đặc biệt, huyệt vị này có những tác dụng gì và tác động sao cho đúng?
1. Huyệt thần môn là gì?
Huyệt thần môn còn có nhiều tên gọi khác nhau như huyệt đoài lệ, đoài xung, trung đô hay duệ trung. Trong đó, huyệt thần môn hay thần môn huyệt là tên gọi phổ biến nhất. Sở dĩ có tên gọi này là do huyệt nằm trên kinh thiếu thủ âm tâm. Khi tác động vào huyệt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm và thần.
Huyệt thần môn là huyệt vị thứ 7, thuộc hàng Thổ, nằm bên trái đường kinh chính Tâm. Đây là huyệt đạo rất quan trọng. Khi tác động, cụ thể là châm cứu, người bệnh có thể cảm thấy cơ thể nóng sốt, thậm chí là run và có cảm giác khó chịu ở tim. Nhưng sau đó thì sẽ được thanh hỏa, giải nhiệt, an thần, cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh hơn.
2. Vị trí huyệt thần môn
Vị trí huyệt thần môn nằm ở trên cổ tay, ngay chỗ xương ngụ, gần chỗ lõm của bờ ngoài gân cơ. Ngoài ra, còn có một cách khác để nhận biết huyệt thần môn. Đó là vị trí tâm giao giữa 2 đường cổ tay với đường huyệt từ rãnh của ngón tay áp út.
Nhìn chung, dù là cách nào thì vị trí huyệt thần môn cũng rất dễ nhìn thấy. Cách xác định thần môn huyệt cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
-
Đặt ngửa bàn tay lên bàn, xác định đường rãnh chính giữa ngón tay áp út và ngón tay út rồi kéo dài đường rãnh này đến cổ tay.
-
Co nhẹ cổ tay sẽ thấy một điểm lõm. Điểm lõm này nằm trên đường rãnh đã xác định ở trên. Điểm lõm này chính là vị trí của huyệt thần môn.
-
Cách xác định huyệt thần môn ở 2 tay là giống nhau.
Vị trí và cách xác định huyệt thần môn trên cổ tay
3. Tác dụng của huyệt thần môn
Vì huyệt thần môn nằm ở vị trí đặc biệt nên khi tác động vào huyệt sẽ mang đến nhiều tác dụng về Tâm và Thần. Cụ thể, giúp người bệnh điều hòa khí hỏa, hạn chế các cơn bốc hỏa, nóng trong người. Đồng thời, thanh nhiệt và an thần. Dưới đây là một số tác dụng khi tác động vào thần môn huyệt.
3.1. Cải thiện chứng động kinh
Động kinh là một dạng rối loạn hệ thần kinh trung ương. Người bị động kinh có thể bị co giật, mất ý thức hoặc có những hành vi bất thường trong thời gian ngắn - khi hoạt động của não bị thay đổi. Lúc này, có thể tác động vào huyệt thần môn để cải thiện các triệu chứng này.
>>Xem thêm: #Nhịp Nhanh Xoang Là Gì? Có Chữa Được Không?
3.2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Mất ngủ thường xảy ra với người cao tuổi hoặc những người thường xuyên căng thẳng. Phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh cũng có thể bị mất ngủ do rối loạn nội tiết tố. Nam giới lạm dụng chất kích thích, chế độ ăn không khoa học cũng khó có được giấc ngủ ngon.
Lúc này, có thể châm cứu hoặc bấm huyệt thần môn để cải thiện tình hình. Không chỉ có giấc ngủ ngon, người bệnh còn được giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Đồng thời, không còn đau đầu, khó chịu hay thức giấc nửa đêm và khó vào lại giấc.
Tác động vào huyệt thần môn để cải thiện các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, thức giấc lúc nửa đêm
3.3. “Xoa dịu” dây thần kinh
Những người bị rối loạn lo âu, thường xuyên trong trạng thái bất an, hồi hộp, căng thẳng, tim đập nhanh, đau tức ngực,… cũng có thể tác động vào huyệt thần môn. Lúc này, tình trạng sẽ được thuyên giảm đáng kể.
>>Xem thêm: #Top Ghế Massage Queen Crown Bán Chạy
4. Cách châm cứu và bấm huyệt thần môn
Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh, bạn cần có cách châm cứu và bấm huyệt thần môn đúng cách.
4.1. Bấm huyệt thần môn
- Vị trí huyệt thần môn nằm ở cổ tay nên người bệnh có thể nằm hay ngồi đều được, miễn sao cảm thấy thoải mái nhất và thuận lợi cho người bấm huyệt.
- Xác định chính xác vị trí của huyệt thần môn như đã hướng dẫn ở trên.
- Ấn một lực vừa phải lên huyệt rồi day theo chiều kim đồng hồ. Day khoảng 1 - 3 phút thì dừng, sau 1 phút thì day thêm 2 lần.
- Bằng cách này, người bệnh sẽ cảm thấy tâm trạng dễ chịu, tinh thần phấn chấn. Nhờ đó, ăn ngon, ngủ ngon và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bấm huyệt thần môn giúp cải thiện tinh thần, hạ hỏa
4.2. Châm cứu huyệt thần môn
- Chọn tư thế ngồi và nằm cũng như xác định vị trí huyệt thần môn như đã nói trên.
- Dùng kim châm trực tiếp vào thần môn huyệt, mũi mũi kim hơi chếch ra ngoài, đảm bảo độ sâu khoảng 0.3 - 0.5 thốn.
- Người thực hiện tiến hành cứu 1 - 3 tráng và ôn cứu thêm từ 3 - 5 phút.
- Châm cứu huyệt thần môn giúp cải thiện chứng động kinh và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh hiệu quả.
5. Những lưu ý quan trọng khi tác động vào huyệt thần môn
- Người thực hiện bấm huyệt và châm cứu phải có kiến thức chuyên môn, năng lực, tay nghề và kinh nghiệm.
- Không áp dụng phương pháp này cho phụ nữ mang thai hay người đang có vết thương hở, vết bầm tím hoặc mắc các bệnh lý về da.
- Bấm huyệt với lực vừa phải. Nếu quá nhẹ sẽ không mang lại tác dụng. Còn quá mạnh có thể gây đau, tụ máu và hình thành vết bầm tím.
- Người bệnh phải chọn tư thế thoải mái nhất và thả lỏng cơ thể. Nếu cảm thấy khó chịu, đau đớn thì nên dừng, không nên cố gắng tiếp tục.
- Sau khi bấm huyệt, châm cứu thì nằm nghỉ ngơi, thư giãn.
- Kết hợp song song với các phương pháp điều trị của bác sĩ, đồng thời, áp dụng chế độ sống lành mạnh, ăn uống khoa học.
Dù châm cứu hay bấm huyệt thì cũng cần xác định chính xác vị trí và thực hiện đúng cách
Hy vọng những thông tin trên đây Queen Crown giúp bạn hiểu hơn về huyệt thần môn cũng như có cách tác động sao cho phù hợp. Từ đó, cải thiện bệnh tật và có một cơ thể khỏe mạnh.