Trong điều trị các tổn thương xương khớp, cụ thể là gãy xương thì bó bột là phương pháp phổ biến nhất. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ tạm thời “bất động” ngay tại vị trí bó bột. Vậy làm sao biết xương đang lành? Có những dấu hiệu liền xương nào người bệnh cần lưu ý?
1. Người bị gãy xương sẽ như thế nào?
Gãy xương do chấn thương, tai nạn là nỗi ám ảnh không của riêng ai. Bởi khi bị gãy xương, người bệnh không chỉ đau đớn mà còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này tùy thuộc vào mức độ và tình trạng gãy xương.
Nhìn chung, những ảnh hưởng tức thời mà người bị gãy xương có thể gặp phải bao gồm:
-
Bị sốc do quá đau hoặc mất máu.
-
Vã mồ hôi lạnh, da xanh tái và nhợt nhạt.
-
Trường hợp bị gãy xương vùng chủ lực, có thể choáng váng và ngất xỉu.
-
Mạch máu bị tổn thương do bị chèn ép.
-
Tắc mạch ở não, phổi, thận, các chi ngoại biên,…
Người bị gãy xương sẽ vô cùng đau đớn và khó chịu, trường hợp nặng có thể choáng và ngất xỉu
2. Làm gì khi bị gãy xương?
Người bị gãy xương, dù ở vị trí nào thì cũng sẽ vô cùng đau đớn. Nếu kèm theo chảy máu có thể bị sốc, dẫn đến choáng váng, ngất xỉu. Nếu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
2.1. Sơ cứu tại chỗ
Người bị gãy xương cần được sơ cứu tại chỗ bằng những biện pháp dưới đây:
-
Cầm máu bằng băng vô trùng. Nếu không có băng vô trùng thì tạm thời dùng mảnh quần áo hoặc mảnh khăn sạch.
-
Cố định vùng xương bị gãy. Lưu ý là chỉ cố định, tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh hoặc đẩy xương cho dính lại.
-
Nếu người bệnh bị sốc, thở gấp thì đặt người bệnh nằm xuống sao cho đầu thấp hơn thân, còn chân thì đưa lên cao.
Người bị gãy xương cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện
2.2. Đưa đến bệnh viện
Sau khi sơ cứu tại chỗ, nhanh chóng đưa người bị gãy xương đến bệnh viện gần nhất. Hầu hết trong các trường hợp gãy xương, người bệnh sẽ được bó bột. Đây là phương pháp giữ xương cố định ở tư thế giải phẫu. Đồng thời, tránh được những va chạm và tổn thương vào chỗ bị gãy xương.
Đến bệnh viện sẽ được các y bác sĩ băng bó kỹ hơn
Trong thời gian bó bột, người bệnh sẽ tạm thời không cử động tại vị trí gãy xương. Bên cạnh đó, chú ý theo dõi các dấu hiệu xương đang lành. Nhưng làm sao biết xương đang lành thì không phải ai cũng rõ.
>> Xem thêm: #Dấu Hiệu Gãy Xương: Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị
3. Làm sao biết xương đang lành?
Sau khi được bó bột, tại vị trí gãy xương sẽ hình thành quá trình liền xương. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như mức độ tổn thương, tuổi tác và cơ địa của người bệnh.
Vậy làm sao biết xương đang lành? Có những dấu hiệu nào cho thấy quá trình liên xương đang diễn ra?
3.1. Liền xương nguyên phát
Còn được gọi là liền xương trực tiếp hay lấp đầy khoảng trống. Giai đoạn liền xương này, người bệnh cần được cố định chắc chắn chỗ bị gãy xương sau khi được kết hợp xương. Dấu hiệu nhận biết liền xương nguyên phát như sau:
-
Hình thành các mạch máu nhỏ khu vực 2 đầu xương bị gãy.
-
Xuất hiện các tế bào trung mô. Các tế bào này biệt hóa thành các tạo cốt bào.
-
Xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý tại vị trí các đầu xương bị gãy.
-
Hình thành cầu xương trực tiếp tại khoảng trống giữa 2 đầu xương bị gãy.
Làm sao biết xương đang lành? Hãy dựa vào các dấu hiệu của quá trình liền xương nguyên phát và thứ phát
3.2. Liền xương thứ phát
Còn được gọi là liền xương gián tiếp. Quá trình này không liên quan đến vỏ cứng xương, mà liên quan đến màng xương. Làm sao biết xương đang lành giai đoạn này?
-
Màng xương cung cấp máu cho ổ gãy.
-
Các tế bào ở màng xương có sự hoạt hóa nhanh chóng.
-
Hình thành cấu trúc xương và kích thước cấu trúc xương không ngừng tăng.
-
Xương mới được hình thành tại vị trí gãy.
Quá trình phục hồi của liền xương thứ phát
Nhìn chung, dù là quá trình liền xương nguyên phát hay thứ phát thì làm sao biết xương đang lành là không dễ, nếu chỉ bằng cảm nhận hoặc quan sát bên ngoài. Bởi quá trình liền xương diễn ra ở cấu trúc bên trong. Và lúc này, người bệnh cần giữ im vị trí bó bột và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
4. Một số phương pháp giúp xương nhanh liền
Để quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:
-
Xây dựng chế độ ăn giàu canxi và khoáng chất.
-
Tăng cường bổ sung protein và calo.
-
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định bác sĩ.
-
Massage vùng xương bị gãy một cách nhẹ nhàng, cẩn thận với tinh dầu.
-
Tập vật lý trị liệu hoặc những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.
-
Đi khám đều đặn theo lịch trình của bác sĩ điều trị.
-
Tuyệt đối không tự ý tháo bột, ngay cả khi cảm nhận được các dấu hiệu xương đang lành.
Người bị gãy xương nên thực hiện chế độ ăn giàu canxi, protein và khoáng chất
Trong thời gian hồi phục vết thương và không được vận động nhiều dẫn đến đau lưng, mỏi cơ thể thì bạn nên nghĩ đế một chiếc ghế massage của nhà Queen Crown vì nó sẽ giúp bạn những việc đau lưng, ít vận động.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc làm sao biết xương đang lành mà Queen Crown cung cấp. Đồng thời, biết được những phương pháp hỗ trợ để xương mau liền hơn. Trong mọi trường hợp, tốt nhất nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.