Mô hình kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng để định hướng phát triển doanh nghiệp. Vì vậy trước khi bắt đầu vào kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào các nhà sáng lập cần phải tìm được mô hình thích hợp cho doanh nghiệp mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì và các mô hình tiêu biểu được áp dụng phổ biến hiện nay.
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản mô hình kinh doanh là khuôn mẫu để công ty, doanh nghiệp vận hành để mang về doanh thu, lợi nhuận. Bản chất một mô hình kinh doanh sẽ xoay quanh 4 vấn đề:
- Lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty sẽ kinh doanh.
- Hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đó tới khách hàng như thế nào?
- Các loại chi phí để vận hành mô hình kinh doanh này là gì?
- Làm thế nào để chuyển đổi mang về doanh thu, lợi nhuận?
Định nghĩa mô hình kinh doanh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường cũng cần lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp Nó chính là cơ sở để định vị, nhận biết, xây dựng giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Thị trường luôn luôn vận hành và có sự cạnh tranh khốc liệt vì vậy nhiều doanh nghiệp phải thay thay đổi mô hình kinh doanh liên tục để thích ứng linh hoạt, phát triển bền vững.
2. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với doanh nghiệp
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh quyết định đến định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Nó giống như một bản kế hoạch chi tiết trong từng bước đi và lộ trình phát triển của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh cho thấy cách doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và tạo ra giá trị. Từ đó mô hình sẽ phát huy hiệu quả, tăng tính cạnh tranh mà các đối thủ khó có thể sao chép. Việc xây dựng mô hình kinh doanh đúng đắn, phù hợp chính là nền tảng để doanh nghiệp phát triển và giành được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Để có được những điều này đòi hỏi mô hình của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí: độc đáo, sáng tạo, phù hợp với tiềm lực thực tiễn. Đó chính là lý do ngay từ khi hình thành ý tưởng kinh doanh bạn cần phải xây dựng ngay mô hình kinh doanh.
Thành phần chính của một mô hình kinh doanh sẽ bao gồm thông tin khách hàng mục tiêu, thị trường, ưu thế và mặt hạn chế của doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành sản phẩm và phương thức bán hàng.
3. 5 bước tạo dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả
Để xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công, hiệu quả chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các bước cơ bản dưới đây để có thể áp dụng xây mô hình cho doanh nghiệp mình:
- Bước 1: Khảo sát, đánh giá nhu cầu khách hàng
Đây là bước quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm bởi mọi sản phẩm, dịch vụ luôn phải xoay quanh khách hàng. Bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng là gì và nhóm đối tượng khách hàng đang hướng tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Sau khi giải đáp được các câu hỏi trên bạn đã có thể xác định được tập đối tượng khách hàng tiềm năng và nhu cầu, mong muốn của họ. Từ đây bạn sẽ đưa ra những ý tưởng, định hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Bước 2: Xây dựng các ý tưởng kinh doanh
Thông qua nhu cầu, mong muốn và sở thích của các khách hàng bạn sẽ xây dựng ý tưởng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, giá cả, mẫu mã đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ này phải đảm bảo tính mới lạ, độc đáo và luôn đổi mới để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Lên ý tưởng cho mô hình kinh doanh
Bạn cần thể hiện để khách hàng cảm nhận như đang được sử dụng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Vì vậy họ sẽ không ngần ngại khi đầu tư sử dụng, đáng đồng tiền bát gạo.
- Bước 3: Hoạch định chi phí sản phẩm phù hợp
Chắc chắn để có một mô hình kinh doanh thành công thì doanh nghiệp phải hoạch định được các chi phí phù hợp. Điều bạn cần làm là tối ưu chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Để thực hiện được những điều trên doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị, xây dựng hạ tầng mới có thể tập trung sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, khâu sản xuất cần phải được giám sát chặt chẽ, kiểm định chất lượng gắt gao. Nhờ vậy mà các sản phẩm đến tay khách hàng luôn có chất lượng tốt nhất.
- Bước 4: Xây dựng chiến lược tiếp thị mang sản phẩm đến tay khách hàng
Đây cũng là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh giúp phủ rộng sản phẩm trên thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có những chiến dịch marketing như: quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, phát tờ rơi, tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm, book báo đài truyền thông, tạo chương trình khuyến mại tặng quà,...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Bạn có thể thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông, quảng cáo cùng một lúc để tăng độ hiệu quả. Sau mỗi chiến dịch bạn cần xem xét, đánh giá, phản hồi của khách hàng để từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ngoài phương thức bán lẻ ra thị trường doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các phương thức mở đại lý, đổ sỉ để tiếp cận khách hàng nhanh nhất, bán được nhiều hàng nhất.
- Bước 5 Hoàn thiện mô hình kinh doanh
Sau những bước trên mô hình kinh doanh của bạn đã dần hình thành và bạn cần thực tế hóa mô hình này. Sau đó bạn cần bắt tay vào thực hiện từ việc chuẩn bị nguồn vốn, nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất.
4. Các mô hình kinh doanh phổ biến mang hiệu quả cao
4.1. Mô hình kinh doanh online
Trong những năm gần đây kinh doanh online thật sự bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch Covid. Mô hình kinh doanh này không chỉ mang lại nguồn doanh thu lớn mà còn giúp giúp nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí.
Mô hình kinh doanh online thuận tiện cho người tiêu dùng
Hình thức kinh doanh online thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube, Website, Tik Tok shop...Bạn có thể bắt đầu kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các nền tảng này để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Đây là mô hình kinh doanh tối ưu khi giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí thuê mặt bằng, nhân lực. Đặc biệt nó còn giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng trên phạm vi rộng lớn không bị giới hạn.
Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, đặt hàng online, giao nhận tại nhà mà không phải đi đâu xa. Đây chính là sự tiện lợi mà kinh doanh online mang lại trở thành xu thế của tương lai.
4.2. Mô hình kinh doanh 1 đổi 1
Đây là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được nhiều thành công. Tiêu biểu nhất phải kể đến chính là thương hiệu giày TOMS. Theo đó nhà sáng lập của thương hiệu này đã được ra ý tưởng: khi khách hàng mua một đôi giày đồng thời sẽ có một đôi giày khác để tặng cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới.
Mô hình 1 đổi 1 của hãng giày TOMS rất thành công
Qua đây có thể hiểu mô hình kinh doanh 1 đổi 1 là sự kết hợp giữa mô hình lợi nhuận và phi lợi nhuận. Thương hiệu giày TOMS đã minh chứng rõ nhất việc phát triển bền vững theo mô hình này theo không gian và thời gian. Đây là một chiến dịch thông minh vừa giúp khách hàng sở hữu được một đôi giày đẹp, chất lượng lại vừa tham gia vào công tác thiện nguyện.
4.3. Mô hình kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo
Mô hình này doanh nghiệp của bạn phải làm cho khách hàng hứng thú, yêu thích một sản phẩm nào đó. Sau khi đã có được lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm khác với chi phí cao hơn mang lại nguồn thu lớn.
4.4. Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện
Với mô hình nền tảng đa diện sẽ cung cấp rất nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Linkedln là một trang mạng xã hội áp dụng mô hình kinh doanh này và đã đạt được những thành công vang dội. Nó vừa cung cấp dịch vụ đăng ký cho nhà quản lý nhân sự giúp họ tìm ứng viên và cũng đồng thời cung cấp dịch vụ cho những ứng viên tìm kiếm việc làm.
Kinh doanh trên nền tảng đa diện
Định hướng phát triển của Linkedln là mang đến những ứng viên chuyên môn cao cho các nhà tuyển dụng. Vì vậy mà nó đã tạo ra một nền tảng dạy trực tuyến để cung cấp khóa học nâng cao kỹ năng cho ứng viên tìm việc với mức chi phí hợp lý. Đó chính là nền tảng đa diện mang đến nguồn lợi từ nhiều phía cho doanh nghiệp.
4.5. Mô hình bán hàng trực tiếp
Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển và sự phát triển vượt bậc của mô hình kinh doanh online nhưng không thể thay thế hoàn toàn mô hình bán hàng trực tiếp. Bởi với một số ngành nghề, mặt hàng khách hàng luôn có yêu cầu đến xem hàng trực tiếp để kiểm chứng chất lượng và có lựa chọn chính xác .
Mô hình bán hàng trực tiếp vẫn khó có thể thay thế trên thị trường
Cùng với đó nhiều khách hàng bị mất niềm tin khi mua hàng online bởi ngày càng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo, chất lượng sản phẩm không như mong muốn dẫn đến “tiền mất tật mang. Vì vậy mô hình bán hàng trực tiếp vẫn chưa bao giờ “lỗi thời”. Bạn có thể định hướng doanh nghiệp của mình kết hợp cả 2 mô hình bán hàng trực tiếp và online để tăng doanh thu.
4.6. Mô hình kinh doanh Freemium
Tâm lý chung của khách hàng là luôn muốn trải nghiệm những điều miễn phí. Nó chính là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng, phát triển. Vì vậy mô hình Freemium ngày càng phổ biến hiện nay. Bản chất nó chính là sự pha trộn giữa dịch vụ miễn phí và trả phí.
Mô hình Freemium
Chẳng hạn một sản phẩm công ty cung cấp miễn phí sẽ được thiết kế gần giống với bản gốc nhưng sẽ bị hạn chế ở một số chức năng hoạt động hoặc giới hạn thời gian sử dụng. Sau một thời gian khách hàng trải nghiệm dịch vụ miễn phí bạn sẽ mời bạn nâng cấp lên phiên bản trả phí với nâng cấp pro hơn.
4.7. Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình hiệu quả giúp phủ rộng thương hiệu và giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cần đến sản phẩm, dịch vụ của mình. McDonald là một doanh nghiệp vận hành theo mô hình này và đã thành công rực rỡ.
Để kinh doanh nhượng quyền thì bên nhượng quyền sẽ cung cấp đầy đủ giấy phép kinh doanh, sử dụng thương hiệu, tài liệu đào tạo và nhiều hơn thế cho bên được nhượng quyền. Ngoài tiền chi phí nhượng quyền thì doanh nghiệp có thể nhận phần trăm doanh thu của bên được nhượng quyền theo thỏa thuận trên hợp đồng.
Hiện nay Queen Crown cũng đang áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền. Chúng tôi đang tìm kiếm đối tác sỉ, đại lý, nhượng quyền thương hiệu ghế massage trên toàn quốc. Là một thương hiệu uy tín, Queen Crown đã có vị thế vững chắc trên thị trường nên bạn không phải lo lắng về độ nhận diện.
Queen Crown áp dụng mô hình nhượng quyền
Đặc biện các sản phẩm ghế massage Queen Crown luôn đa dạng mẫu mã, phân khúc đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Khi hợp tác với Queen Crown bạn sẽ được hỗ trợ tối đa xây dựng chiến lược marketing, vận hành kinh doanh, đào tạo kiến thức về ghế massage, chốt sale.
Bên cạnh đó, chúng tôi có rất nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu về giá dành cho đại lý nhượng quyền. Vì vậy hãy nhanh tay nắm lấy cơ hội hợp tác phát triển cùng Queen Crown để đạt tới thành công.
4.8. Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng theo chiều dọc
Một trong những thương hiệu tiêu biểu áp dụng mô hình này thành công chính là Luxottica được sáng lập bởi Leonardo Vecchio. Thương hiệu này đã mua lại tất cả các chuỗi cung ứng, cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu trong ngành quang học, kính mắt.
Nhờ vậy mà Luxottica đã trở thành công ty thành công nhất trong ngành quang học, chiếm lĩnh thị trường thế giới. Khỏi đầu của công ty này từ một cửa hàng nhỏ sản xuất linh kiện cho ngành quang học được thành lập vào năm 1961. Khi đó doanh thu cửa hàng không thực sự nổi trội. Sau vài thập kỷ áp dụng mô hình kinh doanh cung ứng theo chiều dọc hiện nay doanh thu của công ty lên đến 9 tỷ đô la.
4.9. Mô hình kinh doanh thị trường thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã và đang trở thành ngành mũi nhọn được dự báo phát triển không ngừng trong những năm tới đây. Trên thế giới đã có những mô hình kinh doanh thương mại điện tử thành công như Amazon ở Bắc Mỹ, Alibaba ở Trung Quốc. Và tại Việt Nam hiện nay một số sàn thương mại điện tử thành công như: Shopee, Tiki, Lazada, Sen đỏ,...
Kinh doanh mô hình sàn thương mại điện tử
Để kinh doanh với mô hình thương mại điện tử bạn chỉ cần thiết kế một trang web có khả năng đặt hàng trực tuyến. Khách hàng có thể dễ dàng truy cập web để tra cứu thông tin sản phẩm, đặt hàng tiện lợi.
Việc xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử không tốn quá nhiều chi phí nhưng lại tiếp cận nguồn khách hàng lớn. Mô hình này mở ra nhiều cơ hội lớn nên có nhiều công ty bước vào thị trường này.
4.10. Mô hình Privacy
Hiện nay hình thức thu thập dữ liệu thông tin người dùng trên các thiết bị kiếm lợi nhuận được nhiều công ty áp dụng. Đây là hồi chuông cảnh báo các quyền riêng tư của người dùng không còn được an toàn mà bị công nghiệp hóa đem bán lấy tiền.
Mô hình Privacy đang được chính Google áp dụng. Quyền riêng tư của người dùng đang được chia sẻ trực tuyến ngay khi sử dụng các công cụ tìm kiếm của google mà họ không hề hay biết.
Ngoài ra một số công cụ tìm kiếm khác như DuckDuckGo cũng áp dụng mô hình kinh doanh Privacy tương tự. Công cụ này đã thực hiện chuyển dữ liệu của người dùng đến điều hướng riêng tư và nó có thể kiếm tiền bằng cách bán từ khóa địa phương.
4.11. Mô hình kinh doanh Canvas
Mô hình này chính là bản mô phỏng các phương án mà các công ty tạo ra giá trị chỉ trên một trang giấy. Mô hình kinh doanh Canvas được sáng lập bởi nhà kinh tế Alexander Osterwalder.
Mô hình này đang được rất nhiều công ty lớn trên thế giới áp dụng và thành công như: P&G, Facebook, Google, GE,..Nó giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tư duy chỉ tập trung phát triển sản phẩm mà cần thiết kế mô hình kinh doanh.
Có 9 yếu tố nằm trong mô hình kinh doanh Canvas như: phân khúc khách hàng, giá trị đề xuất, dòng doanh thu, quan hệ khách hàng, nguồn lực chính, hoạt động chính, đối tác chính, cơ cấu chi phí, kênh phân phối.
9 yếu tố nằm trong mô hình Canvas
Khi đã xây dựng mô hình kinh doanh Canva doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và nguồn nhân lực. Mọi quy trình đều theo khung chiến lược nhất định. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh chiến lược liên tục để phù hợp với tình hình thực tế.
4.12. Mô hình kinh doanh hệ sinh thái
Bản chất mô hình hệ sinh thái là một mạng lưới bao gồm tất cả các yếu tố như nhà sản xuất, phân phối, cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,..Đây là tất cả những yếu tố liên quan mật thiết đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Mô hình kinh doanh hệ sinh thái không phải là mô hình mới. Nó đã được các doanh nghiệp lớn như Alibaba, Apple áp dụng và có được thành công như ngày hôm nay. Chẳng hạn như Apple nhờ vận dụng kinh doanh hệ sinh thái có thể chiếm lĩnh thị trường đẩy lùi được các đối thủ mạnh như Samsung, Nokia, LG,...
4.13. Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian
Để đưa một sản phẩm đến tay khách hàng thì phải trải qua nhiều bước, khâu trung gian. Chình vì vậy mà chi phí sẽ bị đội lên cao, từ đó lợi nhuận sẽ bị giảm sút. Đó chính là lý do doanh nghiệp của bạn nên bỏ môi giới trung gian trong chuỗi cung ứng. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.
4.14. Mô hình tiếp thị liên kết (affiliate)
Đây là mô hình rất phổ biến hiện nay có liên quan tới kinh doanh quảng cáo. Chẳng hạn bạn sở hữu một trang web có một lượng truy cập lớn hàng tháng mà không kinh doanh bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào nhưng vẫn có thể kiếm tiền từ nó thông qua tiếp thị liên kết.
Mô hình Affiliate mang đến nhiều lợi ích
Với mô hình này bạn chỉ cần viết nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ từ những công ty khác và nhận phần trăm hoa hồng khi có khách hàng bấm link và mua hàng. Bạn chỉ cần bỏ ra chi phí rất ít mà có thể mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ từ tiếp thị liên kết.
Bằng cách tiếp thị liên kế Pat Flynn đã thu về lợi nhuận hàng triệu đô la. Đây là minh chứng rõ nét nhất về độ hiệu quả của mô hình kinh doanh này.
4.15. Mô hình ẩn doanh thu
Khi nhắc đến mô hình ẩn doanh thu chắc chắn không thể không nhắc đến hai cái tên nổi tiếng nhất hiện nay chính là Facebook và Google. Hai trang web này đều có chiến lược kinh doanh giống nhau.
Theo đó hai trang web này đều cung cấp ứng dụng và nền tảng miễn phí cho người dùng trên toàn thế giới nhưng vẫn có thể kiếm tiền từ những dữ liệu của người dùng. Facebook và Google thu thập thông tin người dùng từ số lượt tìm kiếm và lượt like rồi mang bán cho các doanh nghiệp khác dưới hình thức quảng cáo.
Mô hình ẩn doanh thu của Facebook và Google đến từ quảng cáo
Với Google hình thức quảng cáo sẽ thông qua một link liên kế có ký hiệu quảng cáo khi người dùng tìm kiếm từ khóa. Còn Facebook kiếm tiền từ quảng cáo trên newsfeed người dùng. Tuy nhiên đa số người dùng không biết rằng thông tin của họ đang được rao bán dựa trên hoạt động quảng cáo.
4.16. Mô hình kinh doanh ngành giáo dục
Đây là mô hình dựa trên nền tảng giáo dục và đối tượng khách hàng tiềm năng chính là những học sinh, sinh viên, giáo viên. Với mô hình kinh doanh này doanh nghiệp sẽ nghiên cứu cho ra đời những công cụ, ứng dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong ngành giáo dục để thu lợi nhuận.
Wolfram Alpha là một công cụ tính toán áp dụng mô hình kinh doanh ngành giáo dục thành công hiện nay. Công cụ này cho phép người dùng truy cập không giới hạn tính năng, tuy nhiên với một số tính năng nâng cao như bộ quy trình toán học đầy đủ thì bắt buộc người dùng phải đăng ký trả phí mới sử dụng được.
4.17. Mô hình kinh doanh gia đình
Với mô hình này thì dù bạn đã thành lập được công ty gia đình có giá trị lên đến tỷ đô thì bạn vẫn có quyền hạn và khả năng kiểm soát mọi hoạt động của công ty. Bạn hoàn toàn có quyền quyết định dựa theo cấu trúc sở hữu và giữ quyền kiểm soát trong tay gia đình và đối tác.
Mô hình công ty gia đình giúp giữ quyền sở hữu cho gia đình
Trên thế giới vẫn có nhiều công ty áp dụng mô hình kinh doanh gia đình tiêu biểu như công ty Prada. Đây là một công ty đa quốc gia, có hệ thống quản lý phức tạp.
Tuy nhiên quyền sở hữu của công ty này nằm trong tay các nhà sáng lập Mario Prada và anh trai Mario cùng cháu gái Mario, Miuccia Prada và chồng Patrizio Bertelli. Đến nay hai vợ chồng Miuccia Prada và Patrizio Bertelli có cổ phần lớn nhất là 80% nên có tiếng nói lớn nhất trong công ty.
4.18. Mô hình kinh doanh nhân bản
Brunello Cucinelli là người đầu tiên sáng lập ra mô hình kinh doanh nhân bản và đã thành công. Ông vận hành mô hình này với 3 yếu tố cốt lõi là: nghề thủ công Ý, định vị và phân phối độc quyền.
Đúc kết lại mô hình kinh doanh nhân bản hoạt động theo tiền đề “tạo ra lợi nhuận mà không gây tổn hại đến ai, cải thiện được cái điều kiện đời sống con người.
4.19. Mô hình kinh doanh lưu động
Mô hình này được triển khai khá nhiều nơi trên thế giới với các phương thức bán hàng lưu động có thể là các xe bán tải, xe buýt bán đồ ăn, hoa quả. Ưu điểm của mô hình kinh doanh nhỏ này có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều điểm bán hàng khác nhau, tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.
Kinh doanh lưu động giúp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng
Trên đây là tất cả thông tin về mô hình kinh doanh mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp. Bạn hãy dựa vào điều kiện thực tế, đặc điểm ngành nghề để lựa chọn mô hình hiệu quả. Có thể bạn sẽ gặp phải những rủi ro nhưng để phát triển một doanh nghiệp thì thử nghiệm và sửa chữa sai lầm là điều cần thiết.
Queen Crown đang áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu và đang tìm đối tác trên cả nước. Nếu bạn đang muốn thử sức trong lĩnh vực ghế massage thì hãy liên hệ với chung tôi ngay qua số hotline: 0833 305 555 - (024) 6666 36 36 để được tư vấn chi tiết nhé.