Nhịp nhanh xoang là tình trạng tim đập nhanh bất thường, kéo theo nhiều triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó thở, choáng váng. Trong một số trường hợp còn gây ngất xỉu và tử vong.
1. Nhịp nhanh xoang là gì?
Nhịp xoang còn được gọi là nhịp tim. Trung bình, nhịp tim nằm trong khoảng 60 - 100 lần/phút đối với người trưởng thành. Như vậy, nhịp nhanh xoang có nghĩa là nhịp tim nhanh, trên 100 lần/phút.
Nhịp xoang nhanh nếu xảy ra trong thời gian ngắn, do vận động hay căng thẳng thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và xảy ra ngay cả khi đang ngủ, nghỉ ngơi, không vận động thì tuyệt đối không được chủ quan.
Nhịp nhanh xoang được hiệu đơn giản là nhịp tim nhanh, trên 100 lần/phút
>> Xem thêm: #Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
2. Nguyên nhân gây nhịp xoang nhanh
Nhịp nhanh xoang có thể là do bệnh lý về tim hoặc các bệnh lý khác ngoài tim.
2.1. Bệnh lý về tim
-
Nhịp nhanh trên thất: Rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ trên tâm thất.
-
Nhịp nhanh thất: Rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm thất.
-
Xoắn đỉnh: Nhịp nhanh thất đa hình.
-
Viêm cơ tim: Virus tấn công gây viêm nhiễm các tế bào cơ tim.
-
Chèn ép tim: Áp lực trong khoang màng tim gia tăng, gây hạ huyết áp, người bệnh cảm thấy như tim bị bóp nghẹt.
-
Hội chứng mạch vành cấp: Xuất hiện khi tim bị thiếu máu cục bộ, người bệnh cảm thấy ngực đau thắt.
Một số bệnh lý về tim
2.2. Bệnh lý khác ngoài tim
-
Các vấn đề hô hấp: Viêm phổi, thuyên tắc phổi, phổi bị thiếu oxy.
-
Bệnh truyền nhiễm: Người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng máu.
-
Huyết học: Người bệnh bị xuất huyết, thiếu máu.
-
Tiêu hoá/ điện giải/ thận: Cơ thể mất nước, bị hạ đường huyết, hạ canxi, hạ nồng độ magie và tăng nồng độ kali.
-
Mạch máu bị tổn thương: Máu không được cung cấp đủ cho các cơ quan, dẫn đến thiếu oxy, suy tuần hoàn cấp tính, sốc và ngất.
-
Độc chất học: Tác dụng của các loại thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic,…
-
Rối loạn nội tiết: Xảy ra ở người bị cường giáp, phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh.
Nhịp nhanh xoang có thể là sinh lý hoặc bệnh lý, liên quan đến tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Queen Crown Bán Chạy
3. Dấu hiệu nhận biết nhịp nhanh xoang
Nhịp xoang nhanh có thể được nhận biết qua các dấu hiệu điển hình sau:
3.1. Nhịp tim 100 lần/phút
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Khi đo nhịp tim và thấy nhịp tim đập nhanh, trên 100 lần phút thì có thể chắc chắn là người bệnh đang bị nhịp nhanh xoang.
Dụng cụ đo nhịp tim
3.2. Hồi hộp, đánh trống ngực
Đa số người bị nhịp nhanh xoang đều cảm thấy hồi hộp và khó chịu, dù không có tác nhân ngoại cảnh nào tác động. Nghiêm trọng hơn, một số người còn cảm giác như trong lồng ngực có sự rung lắc, tim muốn “nhảy văng” khỏi lồng ngực.
Hồi hộp làm tim đập nhanh hơn bình thường
3.3. Đau tức ngực và khó thở
Khi tim đập quá nhanh, người bệnh cảm thấy đa tức ngực và đau nhói ở vùng tim, Kèm theo đó là cảm giác ngộp thở, khó thở như bị thiếu oxy, bịt kín mũi. Đây là những triệu chứng cực kỳ nguy hiểm.
Có nhiều dấu hiệu nhận biết nhịp xoang nhanh như đau tức ngực, khó thở, choáng váng, ngất xỉu
3.4. Choáng váng, nôn ói, tái nhợt
Tim đập nhanh, máu bơm không đủ khiến người bệnh cảm thấy xây xẩm mặt mày và choáng váng. Trong một số trường hợp, da dẻ nhợt nhạt, tái xanh và nôn ói. Các dấu hiệu này khá giống với rối loạn tiền đình, tụt huyết áp nên nhiều người bị nhầm lẫn.
Tim đập nhanh dẫn đến nôn ói
3.5. Mệt mỏi, không còn sức lực
Song song với các cảm giác nói trên, khi nhịp nhanh xoang, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và vô cùng yếu ớt. Lúc này, cảm giác như “sức cùng lực kiệt”, không thể làm được gì. Thậm chí, không thể đứng vững, mất dần ý thức và ngất xỉu.
Mệt mỏi dẫn đến tim đập nhanh nặng nhất có thể ngất xỉu
4. Cần làm gì khi bị nhịp nhanh xoang?
Nếu nhịp nhanh xoang xảy ra do có sự tác động khách quan, nghĩa là khi bạn hồi hộp, căng thẳng, vận động nhanh thì có thể tự hết mà không cần điều trị. Đây được gọi là nhịp nhanh xoang sinh lý.
Tuy nhiên, nếu nhịp nhanh xoang liên quan đến các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,… thì cần phải can thiệp kịp thời. Nhất là khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như đã nói trên.
Lúc này, cần nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có hướng điều trị tích cực. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đặc biệt là tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Người bị nhịp nhanh xoang cần đến khám bác sĩ để can thiệp y tế kịp thời, tránh nguy hiểm
5. Nhịp nhanh xoang có chữa được không?
Điều trị nhịp xoang nhanh không phải là đơn giản. Hay nói cách khác, nhịp xoang xanh khó chữa dứt điểm. Tuy nhiên, có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng bằng nhiều cách khác nhau.
5.1. Điều trị bằng thuốc
Người bị nhịp xoang nhanh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim. Và khi sử dụng thuốc, người bệnh nhất định phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng không đủ có thể khiến tình trạng thêm tồi tệ.
Cách khắc phục là uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ
5.2. Đốt điện tim
Nếu sử dụng thuốc mà tình hình vẫn không được cải thiện, người bệnh có thể được áp dụng phương pháp đốt điện tim. Tuy nhiên, sau khi thực hiện, phương pháp này có thể khiến nhịp tim bị chậm. Lúc này, phải đặt máy tạo nhịp tim để hỗ trợ nhịp tim.
Phương pháp này giúp nhịp tim đập chậm lại
5.3. Thay đổi thói quen sống
Để kiểm soát tình hình, ngoài điều trị bằng các phương pháp trên, người bệnh cần thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực:
-
Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
-
Hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo.
-
Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa tách béo,…
-
Tập yoga, thái cực quyền, ngồi thiền ít nhất 30 phút mỗi ngày.
-
Suy nghĩ tích cực, lạc quan và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Sống lành mạnh, tích cực để vừa cải thiện tình trạng bệnh, vừa tăng cường sức khỏe
Trên đây là những thông tin Queen Crown giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nhịp nhanh xoang là gì và có chữa được không. Nhìn chung, để phòng ngừa và cải thiện tình trạng, nên chủ động xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh. Đây chính là điều quan trọng nhất để có một cơ thể khỏe mạnh.