Nhịp tim nhanh hay chậm đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện và điều trị. Phạm vi bài viết này sẽ đề cập những vấn đề liên quan đến nhịp tim chậm.
1. Như thế nào là nhịp tim chậm?
Nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh trong trạng thái nghỉ ngơi là từ 60 - 100 lần/phút. Như vậy, nhịp tim chậm là khi đập dưới 60 lần/phút, khoảng từ 58 - 59 lần/phút trở xuống.
Lưu ý: Trẻ nhỏ và vận động viên sẽ có nhịp tim trung bình khác với người trưởng thành. Theo đó, trẻ em càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh, khoảng từ 100 - 120 lần/phút. Nhịp tim dưới 100 lần/phút thì mới được coi là tim đập chậm.
Còn vận động viên thì nhịp tim chỉ từ 40 - 50 lần/phút. Dưới mức trung bình này thì mới gọi là nhịp tim chậm. Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà xác định tim có đập chậm hay không.
Hình ảnh mô phỏng nhịp tim chậm
2. Nguyên nhân và dấu hiệu tim đập chậm
2.1. Nguyên nhân nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:
-
Tổn thương mô tim do tình trạng lão hóa, thường gặp ở người cao tuổi.
-
Tổn thương mô tim ở người mắc bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim.
-
Người mắc bệnh tim bẩm sinh, bị rối loạn nhịp tim.
-
Người bị viêm cơ tim, nhiễm trùng mô cơ tim.
-
Người cao huyết áp.
-
Người bị suy giáp.
-
Các biến chứng do phẩu thuật tim để lại.
-
Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
-
Các tình trạng viêm nhiễm như lupua, thấp khớp.
-
Lượng sắt dư thừa trong cơ thể tích tụ trong các cơ quan.
-
Cơ thể mất cân bằng điện giải.
-
Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, cao huyết áp và rối loạn tâm thần.
-
Người hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, nghiện rượu bia cũng sẽ có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tim đập chậm.
>> Xem thêm: #Nhịp Nhanh Xoang Là Gì? Có Chữa Được Không?
2.2 Dấu hiệu nhịp tim chậm
Như đã nói, nhịp tim chậm có thể gây biến chứng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, cần sớm nhận biết các dấu hiệu để có cách xử trí nhịp tim chậm kịp thời.
-
Khi cố gắng làm việc gì đó thì cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.
-
Bị khó thở và đau tức ngực.
-
Choáng váng, ngất xỉu tại chỗ.
-
Lú lẫn, lúc nhớ lúc quên, khó tập trung.
Người bị nhịp tim chậm có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết
3. Chẩn đoán nhịp tim chậm
Để chẩn đoán nhịp tim chậm, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kiểm tra triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh lý. Sau đó, có thể chỉ định một số phương pháp xét nghiệm quan trọng.
-
Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để đo nhịp tim, đánh giá tốc độ đập của tim. Đây là phương pháp chẩn đoán rất phổ biến.
-
Nghiệm pháp bàn nghiêng giúp đánh giá rõ tình trạng nhịp đập chậm khiến bệnh nhân bị ngất xỉu.
-
Kiểm tra thể lực bằng cách cho bệnh nhân chạy đi trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ để xác định nhịp tim lúc vận động như thế nào, mức tăng có đáp ứng với hoạt động thể lực không.
-
Một vài xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, giúp phát hiện các bệnh lý có thể dẫn đến nhịp tim chậm
4. Cách xử lý nhịp tim chậm
Sau khi xác định được nguyên nhân và tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh một số phương pháp xử lý và điều trị sau.
4.1. Điều trị các rối loạn tiềm ẩn
Trường hợp nhịp tim chậm do bệnh lý nền thì cần điều trị các bệnh lý này. Thông qua đó, cải thiện tình trạng tim bị đập chậm. Những bệnh lý nền có thể là cao huyết áp, đái tháo đường, suy giáp, hội chứng ngưng thở khi ngủ,…
Qua kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất
4.2. Thay đổi thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ là tim mạch đập chậm. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc và đề nghị thay thế các loại thuốc này. Trường hợp không thể thay thế thì có thể giảm liều lượng sử dụng. Đây cũng là cách xử trí mạch chậm hiệu quả, giúp tim đập nhanh trở lại bình thường.
Thay đổi thuốc theo hướng dẫn bác sĩ
4.3. Cài máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim sẽ được cài đặt dưới xương đòn, dây điện của máy được luồn qua tĩnh mạch, điện cực cuối dây điện được gắn trực tiếp vào mô tim. Dưới sự hỗ trợ của máy, tim sẽ đập nhanh hơn và luôn duy trì ở mức thích hợp. Đây cũng là thiết bị giúp bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim của bệnh nhân để có phác đồ điều trị phù hợp.
Cài máy tạo nhịp tim
5. Một số biện pháp giúp cải thiện chứng nhịp tim chậm
Nhịp tim chập có thể được kiểm soát và cải thiện bằng một số biện pháp dưới đây.
5.1. Chế độ ăn tốt cho tim
Trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa, cá là những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch. Vì vậy, người bị tim đập chậm nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đồng thời, tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nồng.
5.2. Tích cực vận động
Tim đập chậm có thể được cải thiện nếu người bệnh tích cực vận động. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được bài tập phù hợp cũng như cường độ tập hợp lý. Thường thì có thể tập luyện mỗi ngày để đem lại hiệu quả tích cực.
Tích cực vận động và rèn luyện để cải thiện tình trạng tim bị đập chậm và tăng cường sức khỏe
5.3 Duy trì cân nặng ổn định
Người quá gầy hay quá béo đều tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Do đó, hãy luôn duy trì cân nặng ở mức ổn định để phòng tránh nguy cơ bệnh tật.
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Bán Chạy
5.4 Sinh hoạt lành mạnh
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh, quan trọng nhất là xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh. Tránh xa những tác nhân có hại như thuốc lá, rượu bia, thức khuya,… Đây vừa là cách tăng cường sức đề kháng, vừa giúp cải thiện các bệnh lý hiệu quả.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến hiện tượng nhịp tim chậm. Hy vọng bạn đọc Queen Crown sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng bệnh và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.