Trước đây, đau nhức khớp gối thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Nhưng hiện nay, tình trạng này ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhức mỏi khớp gối.
1. Nguyên nhân đau nhức khớp gối
1.1. Chấn thương
Những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình làm việc hoặc luyện tập thể thao. Ngoài ra, các vụ tai nạn, té ngã cũng có thể gây ra chấn thương ở khớp gối. Và đây chính là nguyên nhân gây sưng khớp, cứng khớp, đau nhức đầu gối, suy giảm khả năng vận động,…
Khởi động không cẩn thận dẫn đến chấn thương
1.2. Béo phì
Mỏi khớp gối phổ biến hơn cả ở người thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể quá nặng, gây áp lực lớn lên đầu gối. Tình trạng này kéo dài gây ra những tổn thương cho khớp gối, dẫn đến những cơn đau nhức dai dẳng.
Thời nay giới trẻ làm biếng hoạt động dẫn đến béo phì
1.3. Lười vận động
Nếu bạn là người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ thì cũng sẽ dễ bị nhức khớp gối. Đặc biệt, cảm giác đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi đứng lên ngồi xuống hoặc vào ban đêm.
Thời nay giới trẻ tiếp cận công nghệ sớm làm lười vận động
1.4. Thoái hóa khớp gối
Đau mỏi đầu gối không loại trừ nguyên nhân bệnh lý, và thoái hóa khớp gối là một trong số đó. Lúc này, vì lý do vận động không đúng cách hoặc lão hóa do tuổi tác mà lớp sụn ở đầu gối bị “bào mòn”.
Nhức khớp gối do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân cơ học
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, kèm theo đó là tê mỏi, tê bì, co cứng và có tiếng “lục cục” ở đầu gối khi đi lại.
1.5. Viêm khớp dạng thấp
Người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó phải kể đến tình trạng đau nhức và xơ cứng khớp gối. Triệu chứng này rõ rệt hơn vào buổi sáng, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thường thì tình trạng này gặp ở người lớn tuổi
>> Xem thêm: #Vật Lý Trị Liệu Là Gì? Tác Dụng Và Các Phương Pháp Điều Trị Vật Lý Trị Liệu
1.6. Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Nhiệm vụ của bao hoạt dịch là tiết ra chất nhầy để đảm bảo các khớp xương được ma sát dễ dàng. Khi bao hoạt dịch bị viêm, lượng chất nhầy tiết ra không đủ khiến các khớp xương bị khô.
Đau khớp gối vì tập thể dục
Điều này dẫn đến đau khớp, kèm theo đó là sưng đỏ xung quanh khớp gối. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị sốt cao do cơ thể phản ứng lại với tình trạng viêm nhiễm.
1.7. Bệnh gút
Bệnh gút cũng là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi đầu gối. Lúc này, quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể bị rối loạn. Tinh thể urat không được luân chuyển mà “đọng” tại các khớp. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội.
Các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức khớp gối
2. Triệu chứng đau nhức khớp gối
2.1. Đau vùng gối và dưới đầu gối
Ngoài biểu hiện sưng đau dễ thấy ở vùng đầu gối, người bệnh còn cảm thấy đau nhức khi cử động. Những dấu hiệu này có thể cảnh báo người bệnh bị tổn thương sụn chêm, dây chằng, gân hoặc viêm bao hoạt dịch.
Viêm đầu gối sẽ dẫn đến đầu gối sưng
2.2. Sưng đau và nóng đầu gối
Người bệnh cảm thấy đau nhức gối, kèm theo đó là nóng đầu gối. Cảm giác này rõ rệt hơn khi vận động hoặc vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân có thể là do bị viêm bao hoạt dịch.
Bệnh nhức đầu gối sẽ làm bạn rấ khó chịu
2.3. Tiếng kêu “lục cục” khi cử động
Ngoài mỏi gối, một số người còn nghe rõ tiếng kêu “lục cục” ở đầu gối khi cử động. Nguyên nhân là do phần sụn khớp ở đầu gối bị “lỏng lẻo”, không đủ sức liên kết. Khi người bệnh vận động, tại khớp gối sẽ xuất hiện những âm thanh bất thường.
Đau khớp gối khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi di chuyển
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Bán Chạy
3. Các phương pháp điều trị đau mỏi đầu gối
Trong mọi trường hợp đau nhức khớp gối, người bệnh cần đến bệnh viện. Qua kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị đau mỏi đầu gối tại nhà
Nếu tình trạng mỏi gối không quá nghiêm trọng, những cơn đau không quá sức chịu đựng của người bệnh thì bác sĩ có thể hướng dẫn các phương pháp điều trị tại nhà.
-
Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động hay làm việc quá sức. Việc này nhằm giảm sự tác động lên vùng gối, từ đó, xoa dịu các cơn đau nhức và giúp tổn thương mau hồi phục.
-
Trợ lực đầu gối bằng cách dùng nẹp hoặc băng thun, hạn chế sự tác động của những yếu tố ngoại cảnh lên đầu gối.
-
Chườm nóng hoặc chườm lạnh để gia tăng tuần hoàn máu, thuyên giảm tình trạng sưng và đau nhức khớp gối. Mỗi lần chườm từ 10 - 15 phút, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập đơn giản. Không chỉ giảm đau nhức mà còn có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa khớp gối. Đồng thời, cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đau và sưng vùng gối
3.2. Sử dụng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm đau, bao gồm những loại thuốc sau:
-
Thuốc giảm đau không kê đơn, thường là thuốc chống viêm không steroid. Người bệnh có thể tìm mua ở các tiệm thuốc Tây, được uống trong trường hợp viêm nhẹ và đau vừa.
-
Thuốc giảm đau nhóm Opioid, thường là Tramadol, Codein, Paracetamol. Thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn.
-
Corticosteroid, có thể dùng ở dạng uống hoặc tiêm. Thuốc này chỉ sử dụng khi bị đau nhức khớp gối nghiêm trọng.
Đây là một trong nhiều loại thuốc giúp trị giảm đau khớp
3.3. Vật lý trị liệu khớp gối
Đây là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng nhiều hiện nay. Vật lý trị liệu khớp gối vừa giúp giảm đau nhức, vừa tăng cường khả năng vận động của người bệnh.
Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ bài tập bổ trợ đến các bài tập với máy móc hiện đại. Và người bệnh tuyệt đối phải tuân theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tập luyện.
Người bị đau nhức khớp gối có thể áp dụng phương pháp điều trị vật lý trị liệu
3.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong những trường hợp nhức khớp gối nghiêm trọng. Và các phương pháp điều trị nói trên không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
-
Khớp gối bị tổn thương và hư hỏng nghiêm trọng.
-
Dây chằng bị đứt, rách.
-
Bao hoạt dịch bị viêm và kéo dài.
-
Có gai xương lớn hoặc xuất hiện vết gãy ở xương.
Lúc này, người bệnh có thể được áp dụng phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật thay khớp gối. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương án phù hợp nhất.
Nếu bạn không muốn mất một chi phí lớn để phẫu thuật thì bạn hãy sớm sắm ngay cho mình bộ ghế toàn thân Massage Queen Crown để hạn chế việc chấn thương khớp gối.
Trên đây là những thông tin hữu ích Queen Crown giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng nhức khớp gối cùng những nguyên nhân và cách điều trị. Quan trọng nhất là không được chủ quan khi xuất hiện những triệu chứng bất thường ở vùng gối. Lúc này, người bệnh cần đi khám để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.