Nhượng quyền thương hiệu là hình thức rất phổ biến trên thị trường được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hình thức nhượng quyền là gì? Có những hình thức nhượng quyền nào? Cần làm thủ tục và chuẩn bị chi phí bao nhiêu để kinh doanh nhượng quyền? Tất các các thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu được định nghĩa là hoạt động kinh doanh thương mại mà cá nhân/ tổ chức nhượng quyền cho phép cá nhân/ tổ chức nhận nhượng quyền kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Với sự hợp tác này sẽ mang đến lợi ích cho cả hai bên. Bên nhượng quyền thương hiệu có thể nhanh chóng phủ rộng thương hiệu, mở rộng thị trường. Đồng thời bên nhận nhượng quyền có thể dựa vào sức mạnh thương hiệu, bí quyết kinh doanh, quản lý vận hành để phát triển kinh doanh nhanh chóng, ổn định.
Hiện nay mô hình nhượng quyền thương hiệu đã rất phổ biến được áp dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhất là: cafe, trà sữa, nhà hàng, thiết bị chăm sóc sức khỏe,...Hoạt động nhượng quyền được tích hợp gồm các công việc marketing, kinh doanh và hoạt động phân phối.
2. Ưu, nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền là mô hình được đánh giá cao về độ hiệu quả. Tuy nhiên song hành với ưu điểm thì nó vẫn tồn tại nhược điểm. Để có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về hình thức nhượng quyền thương hiệu bạn hãy theo dõi ngay sau đây:
2.1. Ưu điểm
- Tăng độ phủ thương hiệu: Khi càng hợp tác mở đại lý nhượng quyền càng nhiều thì độ phủ sóng thương hiệu sẽ càng được lan rộng, tăng tính nhận diện. Từ đó có thể định vị thương hiệu với các khách hàng mục tiêu.
- Giảm thiểu rủi ro kinh doanh: Một thương hiệu nhượng quyền chắc chắn đã có một thị phần khách hàng nhất định. Vì vậy bên nhận nhượng quyền không cần phải đầu tư nguồn vốn, thời gian định hình thương hiệu trên thị trường. Từ đó bên nhận nhượng quyền chỉ cần tập trung kinh doanh, giảm thiểu tối đa rủi ro.
Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu
- Tăng nguồn vốn đầu tư phát triển: Nếu thương hiệu đang có hình ảnh tốt, có độ uy tín nhất định trên thị trường nhưng thiếu nguồn vốn để phát triển thì có thể sử dụng nguồn vốn nhượng quyền để đầu tư. Từ đó sức mạnh thương hiệu sẽ tăng lên đáng kể mang lại lợi ích cho cả hai bên.
- Hệ thống hóa quy trình: Tất cả các khâu setup cửa hàng, vận hành, quản lý khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ được hệ thống hóa theo quy trình. Nhờ vậy các bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền đều có thể dễ dàng quản lý, nắm bắt tình hình, đồng đều hóa chất lượng giữa các cửa hàng.
- Đào tạo bài bản: Khi kinh doanh nhượng quyền tất cả các bên nhận nhượng quyền đều được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành, quản lý kinh doanh.
- Được hỗ trợ tối đa từ bên nhận nhượng quyền: Với mô hình kinh doanh này bên nhượng quyền phải có trách nhiệm hỗ trợ bên nhận nhượng quyền từ hồ sơ pháp lý, setup cửa hàng và xây dựng chiến lược marketing. Nhờ vậy mà bên nhận nhượng quyền sẽ có khởi đầu dễ dàng, bắt nhịp nhanh hơn.
2.2. Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng mô hình nhượng quyền thương hiệu vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Bên nhận nhượng quyền không sở hữu hoàn toàn về thương hiệu: Các thỏa thuận ràng buộc trong hợp đồng bên nhận nhượng quyền chỉ có quyền kinh doanh theo thỏa thuận về thương hiệu. Vì vậy bên nhận nhượng quyền không sở hữu thương hiệu.
- Chịu rủi ro hiệu ứng chuỗi: Trong một chuỗi hệ thống nhượng quyền nếu một cửa hàng gặp vấn đề khiến khách hàng không hài lòng thì có thể ảnh hưởng lớn đến những cơ sở khác. Vì vậy thương hiệu cần phải quản lý, kiểm tra nghiêm ngặt để đồng đều chất lượng, dịch vụ giữa các cửa hàng.
Nhược điểm nhượng quyền thương hiệu
- Cạnh tranh trong hệ thống: Với các cửa hàng ở gần nhau thì sự cạnh tranh là điều khó tránh khỏi để đạt doanh thu mà thương hiệu đề ra. Nếu vượt chỉ tiêu cửa hàng có thể được giảm chi phí hoặc thưởng doanh số.
- Thiếu sự sáng tạo: Với các cửa hàng nhượng quyền thì mọi hoạt động được định sẵn đi vào khuôn khổ ngay từ đầu vì vậy mà thiếu đi tính sáng tạo, đột phá. Bởi chủ thương hiệu sẽ đưa chính sách từ trên xuống và cửa hàng nhận nhượng quyền cần tuân thủ theo.
3. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều hình thức nhượng quyền thương hiệu mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn. Một số hình thức phổ biến như sau:
- Nhượng quyền công việc: Hình thức nhượng quyền này không cần quá nhiều vốn. Theo đó bên nhận nhượng quyền là một cá nhân tại một địa phương muốn bắt đầu kinh doanh, điều hành một mình. Để bắt đầu kinh doanh họ sẽ phải mua một số thiết bị, sản phẩm, phương tiện,...để phục vụ công việc.
Thông thường hình thức nhượng quyền thương hiệu công việc thường áp dụng với các lĩnh vực; đại lý vé máy bay, du lịch, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy lạnh, bất động sản, khu vui chơi,...
Các hình thức nhượng quyền phổ biến
- Nhượng quyền sản phẩm: Đây là hình thức nhượng quyền dựa trên nền tảng sản phẩm của nhà sản xuất với đại lý phân phối. Theo đó bên nhận nhượng quyền sẽ phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên cạnh đó bên nhượng quyền sẽ cung cấp các giấy phép kinh doanh, nhãn hiệu và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền kinh doanh, vận hành.
Một số lĩnh vực, ngành hàng thường áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu này gồm các ngành lớn như: ô tô, máy bán hàng tự động, ghế massage, máy vi tính, xe máy, thiết bị gia dụng,...
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh: Với hình thức nhượng quyền này bên nhận nhượng quyền sẽ được sử dụng thương hiệu của bên nhận nhượng quyền. Tuy nhiên có một điểm khác biệt chính là bên nhận nhượng quyền được cung cấp mọi thông tin về hoạt động, được hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn vận hành, marketing về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên nhượng quyền sẽ chuẩn bị một bản kế hoạch hoặc quy trình thực hiện chi tiết để bên nhận nhượng quyền nắm rõ mọi thông tin và hỗ trợ liên tục cho tới khi đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây chính là hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất thường áp dụng với các ngành hàng: cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, trà sữa, cửa hàng bán lẻ, phòng tập thể hình, nhà hàng,...
- Nhượng quyền đầu tư: Với những dự án quy mô lớn như dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng đòi hỏi tiềm lực tài chính mạnh thường áp dụng hình thức nhượng quyền đầu tư.
Theo đó các bên nhận nhượng quyền sẽ tham gia góp vốn và tham gia vào đội ngũ quản lý để vận hành hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể tạo ra khoản lợi tức ban đầu từ nguồn vốn đầu tư tiến tới thu hồi vốn và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận sau đó.
- Nhượng quyền chuyển đổi: Đây là hình thức nhượng quyền phù hợp với các doanh nghiệp sở hữu một lượng chi nhánh hoạt động hiệu quả (tối thiểu là 6) và đặt mục tiêu phát triển thương hiệu lớn mạnh hơn. Với hình thức này bên nhận nhượng quyền chỉ cần đầu tư hoặc trực tiếp quản lý địa điểm kinh doanh có săn với doanh thu ổn định.
4. Các phương pháp nhượng quyền thương hiệu
4.1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Đây là phương pháp nhượng quyền trọn gói mà bên nhượng quyền sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bên nhận nhượng quyền như: bộ nhận diện thương hiệu, công thức, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cùng hệ thống và quy trình đào tạo, vận hành.
Với phương pháp nhượng quyền kinh doanh toàn diện bên nhận nhượng quyền sẽ mất hai khoản phí bao gồm: phí bản quyền liên tục và phí nhượng quyền ban đầu với thời hạn trong khoảng 5 đến 30 năm. Trong đó bên nhượng quyền có thể hỗ trợ các khoản đầu tư về thiết kế, chi phí thiết bị, tiếp thị, quảng cáo,..
4.2. Nhượng quyền không toàn diện
Với phương pháp nhượng quyền không toàn diện sẽ chỉ được áp dụng trong một phạm vi mà bên nhượng quyền cấp phép như: công thức sản phẩm, hình ảnh thương hiệu,...Phương pháp này bên nhượng quyền sẽ không can thiệp nhiều vào khâu vận hành, sản xuất với bên nhận nhượng quyền.
Các phương pháp nhượng quyền phổ biến hiện nay
4.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý
Đây là phương pháp thường áp dụng với các loại hình kinh doanh chuỗi F&B - Khách sạn. Theo đó bên nhượng quyền sẽ cung cấp tài sản kinh doanh, hình thức kinh doanh tuyển dụng, đào tạo và điều người quản lý, vận hành địa điểm nhượng quyền. Phương pháp này được đánh giá cao khi đảm bảo được chất lượng và sự ổn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
4.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Với phương pháp nhượng quyền tham gia đầu tư vốn thì bên nhận quyền sẽ đầu tư góp vốn vào công ty nhượng quyền. Từ đó bên nhận nhượng quyền có thể can thiệp vào việc điều hành kinh doanh của bên nhượng quyền.
5. Các tài liệu cần thiết để nhượng quyền thương hiệu
Để thực hiện nhượng quyền thương hiệu thì các bên liên quan cần chuẩn bị hai loại tài liệu bao gồm: thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu và tài liệu hướng dẫn bên nhượng quyền thương hiệu.
5.1. Thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu
Đây chính là hợp đồng pháp lý có các điều kiện ràng buộc giữa bên nhượng và nhận quyền. Trong hợp đồng sẽ nêu rõ tất cả các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống nhượng quyền và thương hiệu.
Cần xây dựng hợp đồng chuyển nhượng hoàn chỉnh để ký kết
Hợp đồng là loại tài liệu quan trọng mà các bên cần xem xét đưa ra các điều khoản hợp lý. Trong hợp đồng không cần quá dài nhưng cần rõ ràng, minh bạch thường đề cập tới các vấn đề:
- Phí nhượng quyền lần đầu và phí bản quyền liên tục.
- Thời hạn của thỏa thuận và các điều kiện để tiếp tục gia hạn hợp đồng.
- Các biện pháp bảo vệ hình ảnh, danh tiếng thương hiệu.
- Mốc thời gian cụ thể mở nhượng quyền thương hiệu.
- Bộ quy tắc liên quan tới việc chuyển nhượng cho bên thứ 3.
- Thỏa thuận không cạnh tranh trong phạm vi quy ước.
- Doanh thu tối thiểu mà bên nhận nhượng quyền cần đạt được.
- Các tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết như nào?
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng và các nghĩa vụ sau khi chấm dứt hợp đồng.
5.2. Tài liệu hướng dẫn bên nhận nhượng quyền
Bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp các tài liệu hướng dẫn bên nhận nhượng quyền để nắm rõ về thương hiệu, sản phẩm, đánh giá các lượng, vận hành. Một số nội dung thường có trong tài liệu hướng dẫn như:
- Giới thiệu tổng quan về thương hiệu.
- Hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Bộ quy tắc ứng với với nhà cung cấp và đối tác.
- Cách thức quản lý chất lượng.
- Khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
- Quy trình tư vấn sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc sau bán hàng.
- Hỗ trợ các trang thiết bị, vật dụng để bắt đầu vận hành kinh doanh.
- Thông số trang thiết bị, thông tin sản phẩm phục vụ công việc.
- Các phương pháp xử lý khủng hoảng.
6. Các lĩnh vực đang được nhượng quyền thương hiệu phổ biến
Tại thị trường Việt Nam mô hình nhượng quyền thương hiệu đang rất phổ biến.Thông thường hình thức nhượng quyền thường áp dụng với một số lĩnh vực như:
6.1. Lĩnh vực ăn uống
Đây là lĩnh vực nhượng quyền phổ biến hiện nay với các đại diện tiêu biểu như: KFC, Lotteria,...Bên cạnh đó là chuỗi các nhà hàng, cafe, trà sữa cũng đang lấn sân nhượng quyền để mở rộng hệ thống.
Một số thương hiệu nhà hàng ăn uống nhượng quyền nổi tiếng
6.2. Ngành hàng bán lẻ
Với sức mua và tiêu thụ hàng hóa ngày một cao ngành hàng bán lẻ đang rất rộng mở. Chính vì vậy các thương hiệu có tiếng như: BigC, Family Mart, Winmart cũng tham gia nhượng quyền thương hiệu.
6.3. Ngành hàng thiết bị chăm sóc sức khỏe
Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe tăng cao sau đại dịch. Chính vì vậy một số thương hiệu lớn như Queen Crown triển khai nhượng quyền để nhanh chóng mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với thế mạnh có nhà máy sản xuất tại Việt Nam; thương hiệu uy tín, độ nhận diện cao; hệ thống kho bãi rộng lớn; đội ngũ cán bộ nhân viên hùng hậu, chuyên môn cao, Queen Crown có thể đáp ứng được tất cả tiêu chí, yêu cầu của đối tác.
Queen Crown nhượng quyền thương hiệu ghế massage
Tận dụng tiềm lực sẵn có cùng kinh nghiệm xây dựng chuỗi hệ thống Queen Crown sẽ hỗ trợ đối tác nhượng quyền tối đa setup, vận hành kinh doanh bài bản, có hiệu quả. Chính vì vậy thương hiệu có thể tự tin cam kết 6 lợi ích vàng khi hợp tác: thương hiệu tốt - doanh thu tốt - hỗ trợ tốt - cung ứng tốt - bảo hành tốt - hậu mãi tốt.
Do đó nếu bạn đang băn khoăn không biết nên kinh doanh ngành hàng gì, hợp tác nhượng quyền với thương hiệu nào thì Queen Crown chính là gợi ý lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua. Bạn sẽ không phải lo lắng bất cứ điều gì khi đã có hỗ trợ tốt nhất từ thương hiệu, hạn chế rủi ro tối đa và một thị trường tiềm năng.
6.4. Ngành hàng làm đẹp, thẩm mỹ
So với những ngành hàng khác thì ngành hàng làm đẹp, thẩm mỹ có sự cạnh tranh rất gay gắt, tuy nhiên nó lại mang lại lợi nhuận tương xứng với các bên tham gia nhận nhượng quyền. Một số thương hiệu nhượng quyền thành công tiêu biểu trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ này phải kể đến như 30Shine (salon), Seoul Spa,...
6.5. Lĩnh vực thời trang
Trải qua thời gian thời trang vẫn luôn là ngành hàng tiềm năng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy có không ít nhãn hiệu nổi tiếng tham gia nhượng quyền thương hiệu của mình. Nổi lên trong thị trường nhượng quyền lĩnh vực thời trang phải kể đến như: Chapin, Couple TX, Unica, Torano,...
Trên đây là tất cả thông tin về nhượng quyền thương hiệu mà chúng tôi chia sẻ với bạn. Đây là hình thức kinh doanh mang lợi ích cho cả hai phía nhượng quyền và nhận nhượng quyền hướng tới mục tiêu chung đem lại doanh thu lớn. Trước khi bắt đầu tham gia mô hình nhượng quyền bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo thị trường để giảm thiểu rủi ro tối đa. Nếu bạn muốn thử sức với ngành hàng ghế massage “một vốn bốn lời” thì hãy liên hệ với queencrown.vn qua số hotline: 0833 305 555 - (024) 6666 36 36 để được tư vấn chi tiết nhé.