Bất cứ ai cũng có thể bị trật khớp, và nguyên nhân gây ra hiện tượng này là rất nhiều, chẳng hạn như vận động, làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế. Dưới đây là những vị trí thường dễ bị trật và sai lệch khớp, bạn không nên chủ quan.
1. Trật khớp vai
Trong các loại trật khớp thì trật khớp vai là phổ biến nhất, chiếm từ 50 - 60%. Trật khớp vai khiến người bị cảm thấy đau đớn và gặp khó khăn khi vận động vai hoặc cánh tay. Nếu không đến bệnh viện để xử lý điều trị, có thể dẫn đến sai lệch khớp xương bả vai.
Hình ảnh mô phỏng khớp vai bình thường và khớp vai bị trật
2. Trật khớp cổ tay
Không khó để nhận biết sai khớp cổ tay, đó là khi bạn không xoay cổ tay được và cảm thấy bàn tay bị lệch. Lúc này, việc cầm nắm sẽ rất khó khăn, cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý.
Trật khớp cổ tay không chỉ gây đau mà còn khiến việc cầm nắm khó khăn
>>> Xem Thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Bán Chạy
3. Trật khớp vùng bàn tay, ngón tay
Ngoài cổ tay thì vùng bàn tay, ngón tay cũng rất dễ bị sai khớp. Lúc này, bàn tay như bị biến dạng, kèm theo sưng và đau. Để xử lý, bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang bàn tay ở các tư thế trước sau, bên và nghiêng. Sau đó mới có phương án điều trị phù hợp.
Trật khớp ngón tay cần được chụp Xquang để chẩn đoán và điều trị
4. Trật khớp háng
Hiện tượng này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi, đứng, ngồi, nằm. Lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Do đó, khi bị trật khớp háng, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nắn trật khớp háng, sau đó chỉ định chụp CLVT để xác định xương có bị gãy hay không. Nếu có gãy thì mảnh xương có bị “kẹt” lại trong khớp háng không. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Hình ảnh mô phỏng hiện tượng trật và sai lệch khớp háng
5. Trật khớp gối
Nguyên nhân gây trật, sai lệch khớp gối chủ yếu là do chấn thương, tai nạn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có phương án xử lý. Nếu nhẹ thì tình trạng có thể tự hết nếu vận động và đi lại nhẹ nhàng. Nhưng trường hợp bị nặng thì cần đến viện để chụp CLVT và điều trị.
Hình ảnh chân bị trật khớp gối nhẹ và được xử lý tại chỗ để khắc phục
6. Trật bánh chè
Tuy là một chấn thương thường gặp nhưng trật bánh chè lại ít nghiêm trọng và nguy hiểm. Hiện tượng này chủ yếu gặp ở những bạn gái tuổi dậy thì, trước đó đã bị chấn thương vùng gối hoặc có bất thường ở khớp đùi chè. Khi bị trật bánh chè, cần được nắn và cố định lại khớp.
Trật bánh chè thường gặp nhưng lại ít nguy hiểm hơn trật khớp gối
7. Trật khớp cổ chân
Tương tự trật khớp tay, trật khớp chân cũng khá phố biến, thường gặp hơn cả ở các vận động viên hoặc người có tiền sử bong gân mắt cá chân. Khi bị sai khớp cổ chân, bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó cử động, chân bầm tím, sưng to và biến dạng.
Trật khớp cổ chân được chẩn đoán lâm sàng bằng Xquang, CLVT, MRI
8. Trật khớp bàn chân giữa
Hay còn gọi là tổn thương Lisfranc, chủ yếu do chấn thương. So với các loại trật khớp khác thì trật khớp bàn chân giữa rất khó phát hiện, ngay cả khi chụp Xquang. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng phương pháp chụp phim cắt lớp vi tính, sau đó chẩn đoán và điều trị bằng mổ nắn trật, hàn khớp,…
Trật khớp bàn chân giữa khó phát hiện hơn các dạng trật khớp khác
9. Trật khớp khuỷu
Trật khớp khuỷu chủ yếu xảy ra với các vận động viên trong quá trình luyện tập, thi đấu, đặc biệt là những môn đối kháng. Hiện tượng này ít gặp trong sinh hoạt hàng ngày hay các vụ va chạm, tai nạn.
Khi bị trật khuỷu, nên đến bệnh viện để được nắn chỉnh khớp càng nhanh càng tốt. Sau 3 - 4 tuần điều trị thì tiến hành phục hồi dây chằng xung quanh để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Trật khớp khuỷu tay có nguy cơ tàn tật nếu không được xử lý và điều trị
Trên đây là 9 dạng trật khớp thường gặp và có thể xảy ra với bất kỳ ai mà Queen Crown chia sẻ. Nhìn chung, khi bị trật hay sai lệch khớp, nhất định phải đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng.