Người gặp chấn thương do tai nạn, vận động hoặc người mắc bệnh lý về xương khớp thường được khuyến khích tập vật lý trị liệu. Vậy vật lý trị liệu là gì, tác dụng ra sao, có các phương pháp điều trị nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bên dưới.
1. Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu được gọi đầy đủ là vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Đây là một chuyên khoa, chuyên ngành trong điều trị y tế. Đồng thời, là phương pháp điều trị không xâm lấn, được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân muốn cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, những người gặp khó khăn về vận động thể chất hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp tập thể dục. Những phương pháp này sẽ mang đến nhiều tác dụng khác nhau, nhưng nhìn chung, nhằm cải thiện vận động, hô hấp, thần kinh và nội tiết cho người bệnh.
Vật lý trị liệu là một chuyên khoo, đồng thời là phương pháp điều trị không xâm lấn trong điều trị y tế
>> Xem thêm: #Huyệt Thần Đình Là Gì? Vị Trí Và Công Dụng Ra Sao?
2. Tác dụng của tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể áp dụng cho tất cả các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tùy cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp tập khác nhau. Mục đích của tập vật lý trị liệu là nhằm:
-
Thuyên giảm cảm giác đau nhức, mỏi cơ cho người bệnh.
-
Cải thiện và phục hồi khả năng chuyển động và vận động.
-
Giúp người bệnh chủ động trong việc giữ thăng bằng, tránh té ngã.
-
Hạn chế các trường hợp cần phải phẫu thuật hoặc điều trị cho người không có khả năng phẫu thuật.
-
Ngăn ngừa hoặc phục hồi chức năng sau các chấn thương do thể thao.
-
Phục hồi các chức năng sau đột quỵ, tai nạn hoặc phẫu thuật.
-
Phục hồi chức năng cho mẹ bỉm sau khi sinh con.
-
Ngăn ngừa các biến chứng có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật.
-
Kiểm soát các bệnh lý xương khớp mạn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường,…
-
Tăng cường chức năng của các cơ quan tiêu hóa và bài tiết như ruột, bàng quang.
-
Hỗ trợ và tăng cường khả năng thích ứng ở tay chân hoặc khớp nhân tạo.
-
Hỗ trợ người bệnh sử dụng các phụ kiện (khung tập, gậy di chuyển,…).
-
Quản lý và kiểm soát các vấn đề liên quan đến tuổi tác ở người già.
Vật lý trị liệu mang đến nhiều tác dụng khác nhau, chẳng hạn như giảm đau, cải thiện khả năng vận động,…
3. Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu
Hiện nay có các phương pháp điều trị vật lý trị liệu phổ biến sau:
3.1. Vật lý trị liệu chỉnh hình
Vật lý trị liệu chỉnh hình được áp dụng cho người bị tai nạn hoặc gặp chấn thương trong quá trình làm việc, luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra, người cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này.
Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn hạn chế được quá trình đau xương khớp
Các vấn đề liên quan đến xương, dây chằng, gân như gãy xương, bong dây chằng, viêm gân, sau quá trình điều trị bằng vận động khớp, rèn luyện xương khớp sẽ được cải thiện và khắc phục triệt để.
3.2. Vật lý trị liệu thần kinh
Vật lý trị liệu thần kinh được áp dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh nhân gặp vấn đề về thần kinh. Chẳng hạn như người mắc Alzheimer, Parkinson hoặc người bị bại não, tổn thương não, tổn thương tủy sống,…
Lúc này, bác sĩ và các kỹ thuật viên sẽ áp dụng các bài tập nhằm tăng cường hoạt động ở các chi. Qua đó, ngăn chặn hoặc giảm thiểu nguy cơ liệt, teo cơ,…
Một trong những kỹ thuật trong phương pháp điều trị vật lý trị liệu thần kinh
3.3. Vật lý trị liệu lão khoa
Người lớn tuổi thường gặp nhiều vấn đề về xương khớp hoặc bài tiết do lão hóa. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị vật lý trị liệu lão khoa. Mục đích là nhằm giảm tình trạng đau mỏi xương khớp và phục hồi chức năng vận động. Đồng thời, khắc phục hiện tượng tiểu không kiểm soát.
Vật lý trị liệu lão khoa giúp bạn phục hồi và giảm đau khi tuổi già
3.4. Vật lý trị liệu nhi khoa
Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên gặp các vấn đề về não, chậm nói, chậm phát triển, vẹo cổ, vẹo cột sống,… sẽ được chỉ định phương pháp điều trị nhi khoa.
Vật lý trị liệu ở nhi khoa giúp săn chắc xương, khỏe hơn
3.5. Phục hồi chức năng tim mạch và phổi
Người mắc bệnh tim mạch hoặc gặp các vấn đề về phổi, hô hấp có thể được chỉ định các bài tập phục hồi chức năng. Những bài tập này vừa tăng cường sức bền và khả năng chịu đựng của cơ thể, vừa tránh được khả năng phải can thiệp phẫu thuật.
Phục hồi chức năng tim mạch và phổi giúp đường hô hấp tốt hơn
3.6. Phục hồi chức năng sàn chậu
Người già gặp chứng tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hay người bị đau vùng chậu kinh niên có thể được áp dụng phương pháp điều trị phục hồi chức năng sàn chậu. Đặc biệt, phương pháp này còn được áp dụng hiệu quả cho phụ nữ trước và sau khi sinh con.
Phục hồi chức năng sàn chậu cho người gặp chứng rối loạn sàn chậu
3.7. Liệu pháp chăm sóc vết thương
Vết thương đang trong quá trình hồi phục có thể được áp dụng một số liệu pháp chăm sóc đặc biệt. Những liệu pháp này giúp gia tăng tuần hoàn máu và oxy, giúp khu vực tổn thương mau chóng hồi phục và trở lại khả năng vận động bình thường.
Liệu pháp chăm sóc vết thương sẽ giúp nhanh chóng lành vết thương hơn
3.8 Liệu pháp thông mũi
Bệnh nhân bị phù bạch huyết hoặc bị viêm xoang, dịch tụ trong mũi nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày sẽ được chỉ định các liệu pháp thông mũi. Nhờ đó, giảm thiểu tình trạng khó chịu, giúp mũi thông thoáng và dễ chịu hơn.
Liệu pháp thông mũi giúp giảm việc nhảy mũi vào mùa lạnh
3.9. Liệu pháp tiền đình
Phương pháp này bao gồm một số bài tập và kỹ thuật thủ công, giúp gia tăng khả năng cân bằng cho những người mắc các vấn đề về tai trong.
Liệu pháp tiền đình giúp thoải mái tinh thần
3.10. Các phương pháp khác
Trên đây là các phương pháp điều trị vật lý trị liệu bằng thao tác và kỹ thuật vật lý. Ngoài ra, sẽ có những phương pháp điều trị vật lý trị liệu khác, được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, bao gồm:
-
Siêu âm.
-
Sóng siêu âm, điện quang.
-
Kích thích điện.
-
Liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh.
-
Liệu pháp ánh sáng.
Người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên khi tập vật lý trị liệu
Lưu ý, dù là phương pháp điều trị vật lý trị liệu nào thì người bệnh cũng cần được thăm khám. Qua thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân, kiểm tra tình trạng, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Người bệnh phải áp dụng bài tập theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của kỹ thuật viên. Tuyệt đối không tự ý luyện tập hoặc tập luyện sai hướng dẫn. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, điển hình trong đó là gãy xương, teo cơ, liệt và tàn tật.
Trên đây là những các phương pháp thủ công để giúp bạn hồi phục và muốn tăng nhanh giai đoạn phục hồi hơn thì không nên bỏ qua ghế massage Queen Crown nó sẽ giúp bạn giải quyết hoàn toàn về những vấn đề đau xương khớp.
Hy vọng những thông tin trên đây Queen Crown đã giúp bạn đọc hiểu được vật lý trị liệu là gì, có những tác dụng nào. Đặc biệt là biết được các phương pháp điều trị vật lý trị liệu mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện và phục hồi khả năng vận động tốt nhất.