Bó bột là một trong những phương pháp phổ biến trong điều trị gãy xương chân. Và sau khi tháo bó bột, người bệnh cần tập đi lại từ từ để lấy lại khả năng vận động và di chuyển. Vậy cách tập đi sau khi tháo bột như thế nào để giúp hồi phục nhanh chóng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Tìm hiểu sơ lược về gãy xương chân
Trước khi tìm hiểu cách tập đi sau khi tháo bột thì chúng ta cùng sơ lược gãy xương chân là gì, có những dấu hiệu nào và nguyên nhân do dâu.
1.1. Gãy xương chân là gì?
Gãy xương chân là hiện tượng xương ở chân xuất hiện vết nứt hoặc gãy. Có thể là gãy xương cẳng chân hoặc gãy xương bàn chân.
1.2. Dấu hiệu gãy xương chân
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã bị gãy xương chân bao gồm:
-
Cảm thấy đau dữ dội, đặc biệt là khi di chuyển.
-
Chỗ bị gãy bầm tím, sưng phù, chạm vào thấy đau.
-
Chân bị biến dạng, thậm chí, có thể thấy xương bị gãy chọc ra ngoài da.
-
Trường hợp gãy xương cẳng chân thì có thể nhìn đầu xương gãy gồ dưới da.
-
Càng để lâu, chỗ gãy xương càng sưng và đau, không thể đi lại được.
-
Độ dài tuyệt đối và độ dài tương đối của xương ngắn hơn so với bên lành.
-
Xuất hiện thêm các triệu chứng của tổn thương mạch máu thần kinh.
Hình ảnh chụp x - quang cho thấy xương cẳng chân bị gãy
1.3. Các nguyên nhân gây gãy xương chân
Gãy xương chân có thể xảy ra với tất cả mọi người. Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương chân, bao gồm:
-
Tai nạn, té ngã, đặc biệt là té ngã từ trên cao.
-
Chấn thương thể thao, có thể là do co duỗi chân quá mức hoặc do vật thể, người khác tác động.
-
Hoạt động quá sức, khuân vác vật nặng, lúc này, tình trạng gãy xương chân có thể xảy ra với những bị người loãng xương.
>> Xem thêm: #Các Bài Tập Chữa Vẹo Cổ Cho Bé An Toàn, Dễ Làm Tại Nhà
2. Điều trị gãy xương chân như thế nào?
Gãy xương chân sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi đi lại, di chuyển trong thời gian điều trị. Và một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị gãy xương chân bao gồm:
-
Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
-
Sử dụng các loại thuốc giảm đau.
-
Bó bột, đeo nẹp hoặc mang giày đặc biệt.
-
Dùng nạng hoặc ngồi xe lăn.
-
Điều chỉnh để xương bị gãy về đúng vị trí.
-
Trường hợp nặng có thể phẫu thuật để đặt đinh, ốc vít, que hoặc tấm ván.
Điều trị gãy chân bằng phương pháp bó bột là phổ biến nhất
là bột thạch cao, sẽ khô sau 10 - 15 phút bó bột. Phải mất 1 - 2 ngày bột mới khô cứng hoàn toàn.
Tùy thuộc vị trí gãy, mức độ gãy và cơ địa mỗi người mà thời gian bó bột sẽ khác nhau, nhưng thường là sau 4 - 8 tuần với tay, và 8 - 12 tuần với chân. Trước khi tháo bột, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng kết hợp với chụp X-quang để chắc chắn là xương đã lành (đã liền).
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Bán Chạy
3. Hướng dẫn cách tập đi sau khi tháo bột
Sau khi tháo bột thì hiện tượng teo cơ cứng khớp có thể xảy ra. Lúc này, bạn có thể thấy phần chân chỗ bị gãy sẽ nhỏ hơn so với bên chân lành lặn. Lúc này, cần tập phục hồi chức năng, đặc biệt là đi lại để hồi phục sức mạnh của cơ.
Cụ thể, bạn có thể áp dụng cách tập đi sau khi tháo bột sau:
-
Giữ dáng đi thẳng, mắt luôn nhìn về phía trước và 2 vai giữ thăng bằng, ngang bằng nhau.
-
Hai tay chống nạng, lưu ý là đầu nạng tỳ mạnh vào nách.
-
Hai mũi nạng và chân lành sẽ tạo thành 3 điểm tựa vững chắc để bước đi từng bước.
-
Hai nạng đưa ra trước, chân lành bước theo sau và chân bị gãy bước đi thật nhẹ.
-
Sau 1 - 2 tuần thì bỏ một bên nạng và tập đi tương tự như vậ
-
Sau 2 - 3 tháng, khi xương liền và tháo bột thì không cần dùng nạng nữa, tập bước đi bình thường trên hai chân.
Áp dụng cách tập đi sau khi tháo bột kiên trì, bạn sẽ mau chóng hồi phục hơn
4. Một số bài tập khác sau khi tháo bột
Ngoài áp dụng cách tập đi sau khi tháo bột nói trên, bạn nên kết hợp với một số bài tập khác để quá trình phục diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
4.1. Dùng nhiệt
Nếu bạn cảm thấy đau nhức ở vùng bị gãy xương thì có thể dùng túi nước nóng để chườm lên vị trí đau. Dưới tác động của nhiệt, cảm giác đau và khó chịu sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu chỗ gãy xương có nẹp đinh, vít, vòng thép kim loại thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
4.2. Bài tập duy trì sức cơ
Tập tăng sức căng của cơ khi khớp cử động còn đau nhiều. Lúc này, độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động nên sẽ không gây cảm giác đau. Đến khi bớt đau thì tập co cơ, độ dài bó cơ ngắn và khớp có cử động.
4.3. Bài tập sinh hoạt thông thường
Tập ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống, đi lên đi xuống cầu thang, bậc thềm,… Thời gian tập có thể là 6 tháng hoặc 2 năm, tùy thực trạng.
Ngoài cách tập đi sau khi tháo bột, nên áp dụng thêm nhiều bài tập khác để mang lại hiệu quả cao hơn
4.4. Biện pháp massage, xoa nắn
Thường xuyên xoa bóp tại ổ gãy xương. Lưu ý là chỉ xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay, không dùng dầu nóng, rượu hay bất cứ thứ gì để đắp lên vùng xoa bóp. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng xơ cứng khớp và vôi hóa cạnh khớp.
4.5. Bài tập cử động khớp
Hay còn gọi là co duỗi khớp, mỗi lần co duỗi khoảng 45 giây. Một ngày tập 4 - 6 lần, mỗi lần thực hiện từ 10 - 15 phút. Đây là bài tập nhằm giúp phòng tránh tình trạng co cứng khớp khi khớp bị “bất động” quá lâu.
Lưu ý: Trong thời gian đầu luyện tập, nên có sự hướng dẫn của bác sĩ và hỗ trợ từ kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo tập đúng cách, đúng tần suất.
Trên đây là hướng dẫn cách tập đi sau khi tháo bột cùng các bài tập liên quan Queen Crown giúp bạn mau chóng hồi phục. Lưu ý là thực hiện kiên trì, kết hợp nhiều bài tập khác nhau và đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.