Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường để có thể đứng vững và tồn tại các doanh nghiệp cần phải có chiến lược bán hàng cho riêng biệt. Đây chính là kim chỉ nam hoạt động mang đến nhiều cơ hội phát triển, bùng nổ doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang loay hoay không biết xây dựng chiếc lược nào hợp lý thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây, Queen Crown sẽ chia sẻ cho bạn tất cả điều này.
1. Chiến lược bán hàng là gì?
Chiến lược bán hàng là một phần quan trọng của một chiến lược kinh doanh tổng thể. Khi xây dựng được yếu tố này doanh nghiệp có thể dễ dàng vận hành, bán hàng thông qua việc trả lời những câu hỏi bán sản phẩm gì, bán cho ai, thực hiện kinh doanh qua những kênh phân phối nào, kỹ năng bán hàng ra sao. Sau khi trả lời những câu hỏi này doanh nghiệp sẽ đưa ra những phương án, cách giải quyết vấn đề từ đó giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chiến lược bán hàng là phần quan trọng của chiến lược kinh doanh
Để xây dựng một chiến lược bán hàng cần có những mục tiêu cụ thể về doanh số, quy trình bán hàng, giá trị sản phẩm và đánh giá các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên dựa vào từng ngành hàng, đối tượng khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ có những chiến lược khác nhau.
Người ta thường nói chiến lược bán hàng giống như kim chỉ nam cho người làm kinh doanh giúp họ có phương án tiếp cận khách hàng dễ dàng, tăng khả năng thuyết phục khách hàng mua hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ có nguồn doanh thu ổn định và tăng trưởng không ngừng. Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược bán hàng đúng đắn để tạo lợi thế, phòng tránh rủi ro kinh doanh.
2. Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược bán hàng?
Mỗi doanh nghiệp đều cần có những chiến lược bán hàng phù hợp với từng thời điểm và diễn biến của thị trường. Đây chính là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trên thị trường:
- Tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Khi có một chiến lược bán hàng hiệu quả, đúng hướng sẽ mang đến những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng sẽ thấy được những điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với những doanh nghiệp khác trên thị trường và dễ dàng bị thuyết phục mua hàng hơn. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể đánh bật được những đối thủ cạnh tranh của mình chiếm được thế thượng phong.
- Thấu hiểu khách hàng ở từng giai đoạn mua hàng
Khi xây dựng chiến lược bán hàng doanh nghiệp sẽ phải trải qua quá trình nghiên cứu kỹ về khách hàng. Nhờ vậy những người đứng đầu doanh nghiệp và nhân viên kinh doanh có thể hiểu rõ hơn về khách hàng về hành vi và mong muốn của khách hàng trong từng giai đoạn của quá trình mua hàng.
Khi có bất cứ sự thay đổi nào về hành vi mua hàng doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Từ sự thấu hiểu khách hàng các nhân viên kinh doanh sẽ xây dựng kịch bản bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho doanh nghiệp.
Chiến lược bán hàng giúp bạn thấu hiểu khách hàng toàn diện
- Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Để thực hiện chiến lược bán hàng thành công đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng. Trong quá trình thực hiện đội ngũ bán hàng sẽ được trau dồi kỹ năng bán hàng, rút ra kinh nghiệm để triển khai kế hoạch bán hàng hiệu quả.
- Hạn chế rủi ro tối đa
Khi bắt đầu xây dựng chiến lược bán hàng doanh nghiệp sẽ phải phân tích các số liệu về thị trường, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó trong chiến lược này cũng cần phải có những tính toán kỹ lưỡng về cơ hội và rủi ro để có những giải pháp đối phó phù hợp và xây dựng mô hình kinh doanh bền vững.
3. Các bước xây dựng chiến lược bán hàng của ghế massage Queen Crown
Queen Crown là một trong những thương hiệu ghế massage hàng đầu hiện nay được đông đảo khách hàng biết, tin tưởng lựa chọn. Thương hiệu này vẫn luôn được lấy làm hình mẫu trong ngành phân phối ghế massage tại thị trường Việt Nam về chiến lược bán hàng. Vậy làm thế nào để xây dựng chiến lược thành công như Queen Crown bạn hãy thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đánh giá nguồn lực doanh nghiệp
Trước khi xây dựng chiến lược bán hàng doanh nghiệp cần phải đánh giá nguồn lực của mình về nhân lực, trình độ nhân viên, công nghệ, mạng lưới quan hệ và đặc biệt là tài chính. Đây là một bước quan trọng để xác định quy mô của nguồn lực từ đó đưa ra chiến lược tương ứng. T
rong trường hợp doanh nghiệp đã có nguồn lực rất tốt thì bạn có thể xây dựng chiến lược bán hàng lớn hơn, kết hợp một vài hướng đi khác mạo hiểm hơn. Nhưng nếu nguồn lực nhỏ thì doanh nghiệp cần có chiến lược thận trọng và đảm bảo an toàn cao.
Bước 2: Phân tích thị trường mục tiêu
Một chiến lược bán hàng hiệu quả phải đảm bảo bám sát thị trường mục tiêu. Vì vậy doanh nghiệp không thể bỏ qua bước phân tích thị trường mục tiêu qua ba vấn đề chính là khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Xây dựng chiến lược dựa theo những phân tích thị trường
Với các khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cần phân tích rõ thói quen mua sắm của từng đối tượng và có điều gì thay đổi trong tâm lý và hành vi tiêu dùng của họ không. Còn với các đối thủ cạnh tranh bạn cần tìm hiểu sức ảnh hưởng trên thị trường và tìm hiểu chiến lược của họ và có thể học hỏi thêm. Điều này giúp bạn có thể phòng tránh lặp lại những sai lầm mà đối thủ đã từng mắc phải.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu môi trường kinh doanh về những yếu tố về pháp lý, cơ sở hạ tầng, công nghệ mới. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần theo dõi sát xao tốc độ tăng trưởng, xu hướng và kênh phân phối của ngành để nhanh chóng bắt kịp xu thế.
Bước 3: Xác định mục tiêu đạt được
Bất cứ một chiến lược bán hàng nào cũng cần đặt ra mục tiêu thực hiện. Tuy nhiên doanh nghiệp nên chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn và thời gian thực hiện trong khoảng ngắn 1 năm hoặc nửa năm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và thay đổi linh hoạt để bám sát mục tiêu.
Mô hình SMART thường được các doanh nghiệp áp dụng để xây dựng mục tiêu của mình. Ý nghĩa của mô hình này S (Specific) mục tiêu của bạn, M-Measurable: có khả năng đo lường được, A-Achievable có thể đạt trong khả năng của mình, R - Realistic: phải có tính thực tế, T - Time bound: thời gian thực tế đạt được mục tiêu.
Bước 4: Xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp
Sau khi đã đánh giá về nguồn lực, phân tích thị trường và xác định mục tiêu doanh nghiệp có thể bắt tay vào xây dựng chiến lược bán hàng. Để thực hiện được điều này bạn cần xác định các yếu tố như:
- Nguồn tài chính: Bạn hãy xác định nguồn vốn đầu tư, chỉ số đầu tư, điểm hòa vốn từ đó hãy lên kế hoạch chia nhỏ nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động trong chiến lược và lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả.
- Nguồn hàng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để xây dựng chiến lược bán hàng. Hãy đảm bảo nguồn hàng luôn có sẵn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng. Điều này giúp bạn hoàn thành mục tiêu nhanh chóng và tăng độ hài lòng của khách hàng.
- Nhân lực: Để có chiến lược bán hàng hiệu quả doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng chuyên môn tốt cho nhân viên bán hàng và phổ biến về mục tiêu, kế hoạch kinh doanh. Nhờ vậy các chiến lược đề ra có thể hoàn thành nhanh chóng, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên.
- Giá bán và kênh bán hàng: Giá bán tạo nên lợi thế bán hàng cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra mức giá hợp lý so với thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã xác lập mức giá bạn cần tìm kênh bán hàng tiềm năng cho sản phẩm.
Doanh nghiệp nên tiếp thị bán hàng đa kênh để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh nhất. Một số kênh bán hàng thường được áp dụng như: trực tiếp tại cửa hàng, website, fanpage, sàn thương mại điện tử, thời gian gần đây tik tok shop cũng là kênh bán hàng được nhiều người lựa chọn.
Xây dựng chiến lược bán hàng trên các kênh phân phối
- Kế hoạch quảng cáo và chương trình khuyến mại: Đây là một khâu vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng. Vào những dịp lễ đặc biệt doanh nghiệp nên tạo ra những sự kiện giảm giá, chương trình khuyến mại và quảng cáo trên nhiều kênh online, offline để tăng độ hiệu quả.
Bước 5: Quản lý hoạt động trong chiến lược bán hàng
Khi đã xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh doanh nghiệp cũng cần phải có phương thức quản lý chặt chẽ. Bởi nếu không trong quá trình thực hiện chiến lược bán hàng gặp những bất lợi trục trặc doanh nghiệp không thể xử lý kịp thời gây ảnh hưởng tới doanh thu.
Để quản lý chiến lược hiệu quả và tránh nhầm lẫn, sai sót các doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Một số phần mềm phổ biến được sử dụng như SimCMR
Bước 6: Phân tích hiệu quả kinh doanh khi thực hiện chiến lược bán hàng
Sau một thời gian triển khai chiến lược bán hàng doanh nghiệp cần thực hiện bước phân tích hiệu quả và đánh giá mục tiêu đạt được. Để phân tích hiệu quả doanh nghiệp cần căn cứ vào các chỉ số quan trọng sau:
- Chỉ số đo lường quy trình bán hàng: Với chỉ số này bạn cần xác định độ dài chu kỳ bán hàng, tổng tỷ lệ chốt đơn và tỷ lệ thu hút khách hàng.
- Chỉ số đo lường khách hàng tiềm năng: Bạn xác định chỉ số này thông qua số lượng cơ hội mới được tạo ra, thời gian phản hồi, số lượng và khách hàng theo dõi.
- Chỉ số khả năng tiếp cận: Đo lường thông qua các kênh tương tác, quảng cáo qua website, fanpage, email, điện thoại hoặc các trang mạng xã hội,...
- Chỉ số đo lường chuyển đổi: Chỉ số này chính là tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng mua hàng.
4. Cách để đi tắt tiếp nhận chiến lược bán hàng đã chứng minh hiệu quả
Lối đi tắt đến thành công chính là áp dụng các chiến lược bán hàng hiệu quả của những người đi trước. Bạn hãy chọn lọc những yếu tố phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, áp dụng linh hoạt.
Bạn có thể áp dụng nhiều chiến lược đã cùng thành công cùng một lúc tuy nhiên vẫn phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung đã đề ra tránh tình trạng hoạt động rời rạc và không gắn kết.
Áp dụng chiến lược bán hàng hiệu quả chính là lối tắt đến thành công
Bên cạnh đó chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp tham khảo, áp dụng phải đồng bộ với chiến lược doanh nghiệp tránh những mâu thuẫn về quy trình, sự ưu tiên và nguồn lực. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng, khẳng định được vị thế, hợp sức tiền về vạch đích thành công.
Khi tìm được một chiến lược bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng bạn hãy tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, mối đe dọa khi áp dụng nó. Điều này có thể giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro không đáng có.
5. Hiệu quả trong chiến lược bán hàng ghế massage của Queen Crown
Nhờ có chiến lược bán hàng hiệu quả, đúng đắn đã giúp cho Queen Crown trở thành thương hiệu ghế massage hàng đầu Việt Nam. Chiến lược mà đơn vị tạo ra luôn đồng bộ từ sản phẩm, chiến lược tiếp thị, quảng cáo đến hành trình mua hàng của khách hàng.
Queen Crown không chỉ tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt mà còn xây dựng thông điệp giá trị mang lại cho khách hàng. Các sản phẩm mang thông điệp xây sức khỏe bền vững cho các gia đình Việt, tạo cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp.
Chiến lược hiệu quả của Queen Crown
Bên canh đó đơn vị luôn tạo sự liên kết giữa chiến lược bán hàng và tiếp thị để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Với một chiến dịch tiếp thị truyền thông Queen Crown đã tạo ra một thông điệp và công cụ bán hàng sau đó nhân viên kinh doanh sẽ sử dụng thông điệp đó truyền tải đến các khách hàng tiềm năng để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm.
Ngoài ra Queen Crown còn luôn ưu tiên với chiến lược duy trì, liên kết với khách hàng hiện tại và mở rộng khách hàng tiềm năng. Điều này giúp đơn vị có thể thu phục sự trung thành của khách hàng và giới thiệu nhiều khách hàng tiềm năng mà không tốn bất cứ một đồng chi phí nào. Cùng với đó đơn vị luôn sẵn sàng thay đổi chiến lược linh hoạt phù hợp với thị trường, hành vi của người tiêu dùng, chủ động cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng.
Với những thông tin bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về quy trình xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả. Mỗi đơn vị sẽ có mục tiêu, tiềm lực và sản phẩm trong ngành hàng khác nhau nên cần xây dựng chiến lược khác nhau, có thể thay đổi linh hoạt trong từng giai đoạn và biến động của thị trường.