Phù phổi cấp có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế, cần sớm nhận biết các triệu chứng và có phương pháp điều trị kịp thời để giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm và trường hợp đáng tiếc.
1. Phù phổi cấp là gì?
Phù phổi cấp còn được gọi là ngạt thở cấp. Đây là hiện tượng nước và dịch trong lòng mao mạch phổi bị tràn ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng phổi bị phù lên, người bệnh cảm thấy ngạt thở, khó thở.
Nếu không được cấp cứu sẽ dẫn đến biến chứng tắc nghẽn mạch máu não, hay nghiêm trọng hơn là tử vong. Thống kê cho thấy, số lượng người bệnh nhập viện và tử vong do phù phổi cấp chiếm đến 40% tổng số bệnh nhân trong một năm. Phụ nữ mang thai bị phù phổi cấp nếu không được cấp cứu có thể đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn thai nhi.
Phù phổi cấp đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời
>> Xem thêm: #Cách Tập Đi Sau Khi Bó Bột Giúp Hồi Phục Nhanh Chóng
2. Nguyên nhân phù phổi cấp
Phù phổi được chia làm 3 giai đoạn: Mao mạch, kẽ và phế nang. Trong đó, phù phổi cấp nằm ở giai đoạn phế nang, có thể gây suy hô hấp, suy tim, ngừng thở. Phù phổi cấp thường xảy ra ở những người mắc bệnh tim mãn tính hoặc cấp tính. Cụ thể là suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim, van tim, rối loạn nhịp tim,…
Ngoài ra, các nguyên nhân phù phổi cấp cũng rất nhiều, có thể kể đến như viêm phổi, chấn thương thành ngực, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… Tất cả những yếu tố này có thể gây tụ dịch dẫn đến phù phổi.
Nhìn chung, nguyên nhân gây phù phổi cấp là do sự mất cân bằng trong hoạt động trao đổi nước giữa các tổ chức mao mạch phổi, phế nang và tổ chức kẽ. Và dù là nguyên nhân nào thì cũng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra phù phổi cấp, bao gồm các nguyên nhân về tim và ngoài tim
>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Queen Crown Bán Chạy
3. Triệu chứng phù phổi cấp
Việc nhận biết các triệu chứng phù phổi cấp là rất quan trọng. Bởi nếu được phát hiện, cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tránh được trường hợp đáng tiếc. Vậy phù phổi cấp có những triệu chứng nào?
3.1. Triệu chứng lâm sàng, dễ nhận biết
-
Khó thở, thở khò khè, hơi thở ngắn, nhịp thở khoảng 50 - 60 lần/phút.
-
Ho nhiều, ho khan, sau đó là ho khạc ra bọt hồng.
-
Không đứng vững, phải ngồi mới có thể thở được.
-
Cánh mũi phập phồng.
-
Da xanh xao, tái nhợt.
-
Người toát nhiều mồ hôi.
-
Tay chân lạnh.
-
Tĩnh mạch ở cổ nổi lên rõ nếu người bệnh nằm ở tư thế gối cao đầu 45 độ.
-
Ngạt thở, trụy tim mạch, hôn mê và tử vong.
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng, phải qua thăm khám
-
Khi nghe phổi, bác sĩ có thể nghe rõ thấy tiếng ran ẩm nhỏ hạt ở hai đáy phổi, về sau ran ẩm to hạt khắp cả hai trường phổi.
-
Khi chụp X-quang phổi, có thể thấy phổi có những bất thường như: Đám mờ tập trung ở rốn phổi và đáy phổi, phổi mờ hình cánh bướm, phổi trắng trong OAP tổn thương.
-
Khi đo điện tim thấy các triệu chứng rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
-
Xét nghiệm máu thấy pH máu giảm, SaO2 và PaO2 giảm nặng.
Người bị phù phổi cấp cảm thấy tức ngực, ngạt thở, da tái xanh, đổ nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, thậm chí ngất xỉu, hôn mê và tử vong
4. Chẩn đoán và điều trị phù phổi cấp
4.1. Chẩn đoán phù phổi cấp
Các phương pháp chẩn đoán phù phổi cấp bao gồm:
-
Khai thác tiền sử bệnh tật của người bệnh, đặc biệt là có tiền sử về bệnh tim mạch hay không.
-
Chụp X-quang phổi để phát hiện các bất thường ở phổi như đã nói ở trên.
-
Đo điện tâm đồ để phát hiện những bất thường ở tim, tìm kiếm nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
-
Siêu âm tim trong một số trường hợp cần thiết.
4.2. Điều trị phù phổi cấp
Ngay khi phát hiện các triệu chứng cho thấy người bệnh bị phù não cấp, cần nhanh chóng đặt người bệnh ngồi xuống, 2 chân buông thõng. Việc này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn, đồng thời, làm giảm hiện tượng dịch tụ. Nếu thấy tình hình khả quan, nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu.
Trường hợp người bệnh không thể tự thở được, có thể cấp oxy cho người bệnh bằng mặt nạ. Hãy luôn đảm bảo PO2 của động mạch luôn trên 60mmHg. Nếu thấp hơn mức này và người bệnh bị ức chế nghiêm trọng, việc cần làm lúc này là đặt nội khí quản và nhờ đến sự hỗ trợ của máy thở.
Trong điều trị phù phổi cấp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc Morfin sulfat. Thuốc này được đưa trực tiếp vào tĩnh mạch qua đường tiêm dưới da. Sau 2 - 4 giờ thì tiêm lại, mỗi lần tiêm 8mg. Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị với những case nhẹ.
Với những người bị phù phổi cấp do thuốc mê hoặc nguyên nhân liên quan đến thần kinh thì không sử dụng phương pháp điều trị này. Người bệnh có thể được theo dõi điều trị sát sao qua điện tâm đồ.
Tùy nguyên nhân và tình trạng mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù phổi cấp phù hợp
5. Một số biện pháp phòng ngừa phù phổi cấp
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để ngăn ngừa phù phổi cấp, đặc biệt là với những người mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về tim mạch, cần áp dụng các biện pháp sau:
-
Luôn cân bằng huyết áp, giữ cho huyết áp ở mức trung bình và ổn định.
-
Kiểm soát hàm lượng cholesterol có trong máu và duy trì cân nặng hợp lý.
-
Tuyệt đối không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
-
Ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3 và chất xơ hòa tan.
-
Tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
-
Tránh xa những tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.
-
Khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần.
Trên đây là những thông tin Queen Crown giúp bạn đọc hiểu hơn về phù phổi cấp, đặc biệt là các dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa. Từ đó, có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất, phòng tránh bệnh tật cho bản thân và gia đình.